-->

Thủ tục đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng

Công ty Luật TNHH Everest giới thiệu thủ tục đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng để quý vị tham khảo.

Trình tự thực hiện:
  • Tổ chức, cá nhân nộp Đơn đăng ký quyền đối với giống cây trồng cho Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới – Cục Trồng trot.
  • Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới thẩm định hình thức Đơn và thông báo, từ chối hoặc chấp nhận Đơn như sau:
  1. Thông báo từ chối chấp nhận đơn đối với các trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 176 Luật Sở hữu trí tuệ, trong đó nêu rõ lý do từ chối.
  2. Thông báo cho người đăng k‎ý khắc phục những thiếu sót trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 176 Luật Sở hữu trí tuệ và ấn định trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, người đăng k‎ý phải khắc phục các thiếu sót đó;
  3. Thông báo từ chối chấp nhận đơn, nếu người đăng k‎ý không khắc phục thiếu sót hoặc không có ý kiến xác đáng phản đối thông báo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 176 Luật Sở hữu trí tuệ
  4. Thông báo chấp nhận đơn, yêu cầu người đăng k‎ý gửi mẫu giống đến cơ sở khảo nghiệm để tiến hành khảo nghiệm kỹ thuật và thực hiện thủ tục quy định tại Điều 178 của Luật này nếu đơn hợp lệ hoặc người đăng k‎ý khắc phục thiếu sót đạt yêu cầu hoặc có ý kiến xác đáng phản đối thông báo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 176 Luật Sở hữu trí tuệ;
  • Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới công bố đơn hợp lệ trên tạp chí chuyên ngành về giống cây trồng;
  • Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới thẩm định nội dung đơn đăng ký bảo hộ (gồm thẩm định tính mới; tên giống cây trồng; khảo nghiệm và thẩm định kết quả khảo nghiệm kỹ thuật đối với giống cây trồng);
  • Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới làm thủ tục cấp hoặc từ chối cấp bằng bảo hộ giống cây trồng và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ nếu được cấp bằng.


Cách thức thực hiện:Trực tiếp qua đường bưu điện hoặc qua mạng công nghệ thông tin.

Thành phần, số lượng hồ sơ: (02 bộ)
  1. Tờ khai đăng ký bảo hộ giống cây trồng theo mẫu tại Phụ lục 5 của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT
  2. Tờ khai kỹ thuật khảo nghiệm DUS theo mẫu tại quy phạm khảo nghiệm DUS của từng loài cây trồng
  3. Ảnh chụp mẫu giống: 03 ảnh màu thể hiện 3 tính trạng đặc trưng của giống, kích cỡ 9cm x 15 cm.
  4. Giấy uỷ quyền theo mẫu tại Phụ lục 1 của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT (nếu nộp đơn thông qua đại diện)
  5. Bản hợp đồng chuyển giao quyền chủ sở hữu cây trồng đó (bản chính hoạc sao chứng thực) bằng tiếng Việt hoặcphải dịch ra tiếng Việt, từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc dấu giáp lai;
  6. Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
  7. Bản sao chụp biên lai thu phí, lệ phí hoặc bản fax giấy tờ chứng minh đã chuyển tiền vào tài khoản của Cục Trồng trọt
  • Đối với Đơn có đủ điều kiện để hưởng quyền ưu tiên thì trong vòng 90 ngày kể từ ngày nộp đơn đăng ký bảo hộ, người nộp đơn phải cung cấp các tài liệu sau:
  1. Bản sao đơn hoặc các đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đăng ký bảo hộ trước đó;
  2. Bằng chứng xác nhận giống cây trồng đăng ký ở hai đơn là một giống: bản mô tả giống, ảnh chụp, các tài liệu liên quan khác (nếu có).
  3. Bản sao hợp lệ giấy chuyển giao, thừa kế, kế thừa quyền ưu tiên, nếu quyền đó được thụ hưởng từ người khác
  4. Thời gian thực hiện thủ tục:
  5. Thẩm định hình thức đơn: 15 ngày kể từ ngày nhận đơn;
  6. Công bố đơn hợp lệ trên tạp chí chuyên ngành về giống cây trồng trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày đơn được chấp nhận;
  7. Thời hạn thẩm định kết quả khảo nghiệm kỹ thuật là 90 ngày kể từ ngày nhận được kết quả khảo nghiệm kỹ thuật;
  8. Công bố trên tạp chí chuyên ngành về giống cây trồng: trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký quyết định cấp Bằng bảo hộ;
  9. Cấp bằng bảo hộ và vào sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ: Sau 30 ngày kể từ ngày quyết định cấp bằng bảo hộ được đăng trên tạp chí chuyên ngành (nếu không nhận được ý kiến khiếu nại bằng văn bản về việc cấp bằng bảo hộ).
Cơ quan thực hiện thủ tục:
  1. Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Trồng trọt
  2. Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có
  3. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Trồng trọt
  4. Cơ quan phối hợp: Không có
Đối tượng thực hiện thủ tục:Cá nhân;Tổ chức
Lệ phí: Được quy định tại Thông tư số 180/2011 /TT-BTC, ngày 14/12/2011.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
  1. Quyết định cấp Bằng Bảo hộ giống cây trồng mới
  2. Bằng Bảo hộ giống cây trồng mới
Thời hiệu của kết quả: từ ngày cấp đến hết 25 năm đối với giống cây thân gỗ và cây nho; đến hết 20 năm đối với các giống cây trồng khác.
Quý vị có thể liên hệ với Công ty Luật TNHH Everest để được tư vấn chi tiết:
  1. Trụ sở: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long, 98 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
  2. Văn phòng giao dịch Long Biên: Tầng 2, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
  3. Văn phòng giao dịch Đống Đa: Tầng 3, Tòa nhà Khâm Thiên, 195 Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội
  4. Hotline: (04) 66.527.527, Hoặc: (04) 62.594.594
  5. E-mail: [email protected], Hoặc: [email protected].