-->

Thủ tục chuyển nhượng vốn góp trong Công ty TNHH 02 thành viên trở lên.

Thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định pháp luật doanh nghiệp.

Hỏi:Tôi đang sở hữu một phần vốn góp trong Công ty TNHH có hai thành viên trở lên. Vì lý do gia đình, tôi muốn chuyển nhượng phần vốn góp này cho người khác. Đề nghị Luật sư tư vấn, trình tự, thủ tục thực hiện việc chuyển nhượng? (Trần Trường Giang).

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Tiến sỹ, Luật sư Vũ Thái Hà - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội - trả lời:

Việc chuyển nhượng phần vốn góp trong Công ty TNHH hai thành viên trở lên phải được thực hiện theo quy định tại Điều 44 Luật Doanh nghiệp năm 2005, cụ thể như sau: "Trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 45 của Luật Doanh nghiệp, thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây: 1) Phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện. 2) Chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày chào bán".

Về mặt thủ tục, khi thực hiện việc chuyển nhượng phần vốn góp cho thành viên mới, công ty mà ông đang là thành viên góp vốn phải thực hiện các thủ tục được quy định tại Điều 42 Nghị định 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, cụ thể như sau: "Công ty gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đã đăng ký kinh doanh. Nội dung thông báo gồm: 1) Tên, mã số doanh nghiệp, mã số thuế; tên, địa chỉ trụ sở chính đối với tổ chức hoặc họ, tên, quốc tịch, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 24 Nghị định 43 đối với cá nhân. 2) Phần vốn góp của người chuyển nhượng và của người nhận chuyển nhượng. 3) Phần vốn góp của các thành viên sau khi chuyển nhượng. 4) Thời điểm thực hiện chuyển nhượng. 5) Họ tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty".

Kèm theo thông báo phải có hợp đồng chuyển nhượng và các giấy tờ chứng thực đã hoàn tất việc chuyển nhượng có xác nhận của công ty; bản sao quyết định thành lập, bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 24 Nghị định 43 của người đại diện theo ủy quyền và quyết định ủy quyền tương ứng đối với thành viên mới là tổ chức, hoặc bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 24 Nghị định 43 của thành viên mới là cá nhân. Sau khi nhận thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ trao giấy biên nhận và đăng ký thay đổi thành viên cho công ty.

Báo Hà Nội Mới

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hôn doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.