-->

Tất cả giao dịch diễn ra tại văn phòng đại diện của công ty, có được không?

Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân không được thực hiện tất cả các giao dịch của pháp nhân.

Hỏi: Tôi muốn thành lập công ty có trụ sở tại Phú Xuyên, còn văn phòng đại diện tại Yên Hòa, Cầu Giấy. Tôi muốn mọi hoạt động giao dịch đều thực hiện tại văn phòng đại diện, còn trụ sở chính là tôi treo biển tại nhà riêng. Đề nghị luật sư tư vấn, tôi có được thực hiện hoạt động như trên không? (Vũ Vân Nam - Hà Nội)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thị Hoài Thương - Tổ tư vấn pháp luật Doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:

Khoản 2, Điều 45, Luật doanh nghiệp 2014 quy định về văn phòng đại diện của doanh nghiệp như sau:

“2. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó”.

Ngoài ra, khoản 2, 4, 5 Điều 92 Bộ luật dân sự 2005 còn quy định về văn phòng đại diện như sau:

“Điều 92. Văn phòng đại diện, chi nhánh của pháp nhân

2. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền

4. Văn phòng đại diện, chi nhánh không phải là pháp nhân. Người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền.

5. Pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do văn phòng đại diện, chi nhánh xác lập, thực hiện.”

Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của pháp nhân và thực hiện việc bảo vệ các lợi ích đó được hiểu là văn phòng đại diện được lập ra với chức năng là văn phòng liên lạc, thực hiện các hoạt động như cung cấp thông tin, nghiên cứu thị trường, hỗ trợ cho doanh nghiệp tiếp cận đối tác mới. Bên cạnh đó, văn phòng đại diện không được thực hiện các hoạt động sinh lời nào khác như ký kết trên danh nghĩa của mình các hoạt động mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ. Tuy nhiên, đối với việc ký kết hợp đồng của văn phòng đại diện thì cần có sự uỷ quyền của doanh nghiệp và được đóng dấu doanh nghiệp mà không phải con dấu của văn phòng đại diện.

Do đó trong trường hợp của anh (chị), muốn thành lập văn phòng đại diện ở Hà Nội và văn phòng đại diện đó thực hiện tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp là trái với quy định của pháp luật trên.

Khuyến nghị:

1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
2. Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.