Quyền nuôi dưỡng con và việc định đoạt tài sản chung của vợ chồng sau ly hôn?

Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Hỏi: Vào năm 2011 cháu có kết hôn với chồng sống với nhau được 02 con chung 01 bé gái sinh năm 2012 và 01 bé trai sinh năm 2014 và trước khi kết hôn cha mẹ cháu có cho cháu 01 lượng vàng 24k, đến khi đám cưới cha mẹ chồng cho cháu 01 lượng vàng 24k.Và 01 năm sau ba mẹ chồng kêu đưa 2lượng vàng cho ba chồng cố đất làm kiếm thêm, cháu đưa 02 lượng vàng 24 cho ba chồng cố đất cho đến nay cháu làm dư thêm được1,3 lượng vàng 24k.Và ngày 24 tháng 04 năm 2015 cháu có cho ba chồng mượn 07 chỉ vàng 24k mà không có làm giấy tờ chứng minh. Hiện tại số tại sản đó do ba chồng cháu giữ,Đến nay vợ chồngcháu xảy ra mẫu thuẫn dẫn đến ly hôn.Nếu ly hôn Cháu có đượcquyền nuôi con không? Nếu cháu nuôi 01 bé dưới 36 tháng tuổi thi chồng của cháu có cấp dưỡngng không? Còn về tài sản̉n được chia như thế nào? Ba chồng mượn 07 chỉ vàng có trả lại không? (Quỳnh Hoa - Thanh Hóa)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Đào Thị Thu Hường - Tổ Tư vấn pháp luật Hôn nhân và gia đình - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về việc chăm sóc, nuôi dưỡng con sau ly hôn.

Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014: "1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan. 2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. 3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con".

Kết hợp quy định của pháp luậtvới thông tin bạn cung cấp thì một bé sinh năm 2014 về nguyên tắc Tòa án sẽ ưu tiên trao quyền trực tiếp nuôi dưỡng cho bạn .Đối với bé sinh năm 2012 thì Tòa án sẽ căn cứ vào khả năng kinh tế cũng như chứng minh về thời gian chăm sóc con cái... bên nào có khả năng đáp ứng tốt hơn cho người cho con thì Tòa án sẽ trao quyền nuôi dưỡng này cho người đó.

Nghĩa vụ cấp dưỡng của người không trực tiếp nuôi dưỡng con:

"Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chquyền thăm nom con của người đó".

Như vậy, trong trường hợp bạn trực tiếp nuôi dưỡng đứa trẻ thì người còn lại( người chồng) có nghĩa vụ cấp dưỡng chocon đến khi đủ 18 tuổi. Mức cấp dưỡng sẽ do bên tự thỏa thuận với nhau, trường hợp không tự thỏa thuận được thì Tòa án sẽ căn cứ mức thu nhập cũng như khả năng của người đó để đưa ra mức cấp dưỡng phù hợp.

Định đoạt tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân:"Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn:1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch".

Như vậy, về nguyên tắc sau ly hôn giữa hai vợ chồng bạn có những tài sản nào hình thành trong thời kỳ hôn nhân, những tài sản được xác đinh là tài sản riêng xác nhập thànhtài sản chung thì sẽ tiến hành chia đôi.Đối với số vàng nếu bạn chứng minh được việc bố bạn đã mượn thì đương nhiên bố chồng bạn vẫn có trách nhiệm trả lại số vàng đã mượn trước đó cho hai vợ chồng bạn .

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hôn nhân mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.