Nguyên tắc cơ bản của quan hệ hôn nhân là tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, nhằm xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc.
Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật hôn nhân và gia đình và các luật khác có liên quan.
Quyền, nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng được quy định cụ thể tại Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, Bộ luật dân sự năm 2015 và các luật khác có liên quan được tôn trọng và bảo vệ.
Quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ, chồng được thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng và được quy định tại Luật hôn nhân và gia đình, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
Việc sống chung với nhau là nghĩa vụ của vợ chồng. Trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác thì việc sống chung thực hiện theo thỏa thuận(Khoản 2 Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).
Việc thực hiện quyền về cư trú của người vợ được quy định như thế nào?
Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng hoặc nơi cư trú của người vợ do người vợ và người chồng thỏa thuận. Việc lựa chọn nơi cư trú không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính.
(Điều 20 LuậtHôn nhân và gia đình năm 2014).
Vợ, chồng có nghĩa vụ với nhau như thế nào về tín ngưỡng, tôn giáo?
Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau(Điều 22 LuậtHôn nhân và gia đình năm 2014).
Quyền của người vợ về học tập, làm việc, tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội được thực hiện như thế nào?
Người vợ bình đẳng với người chồng và người chồng có nghĩa vụ tạo điều kiện, giúp đỡ người vợ trong việc thực hiện quyền về chọn nghề nghiệp; học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội(Điều 23 LuậtHôn nhân và gia đình năm 2014).
Nếu người vợ là nạn nhân của bạo lực gia đình thì người vợ có các quyềnvà nghĩa vụ như thế nào?
- Người vợ là nạn nhân của bạo lực gia đình thì có các quyền sau đây:
+ Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;
+ Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật phòng, chống bạo lực gia đình;
+ Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;
+ Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật này;
+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
- Người vợ là nạn nhân của bạo lực gia đình có nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan đến bạo lực gia đình cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi có yêu cầu(Điều 5 Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007).
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng
liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài
tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật đất đai mà Công ty Luật TNHH
Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý vị đọc bài viết này, các điều luật chúng
tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông
tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin
này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận