Theo quy định của Luật Thương mại năm 2005 trừ trường hợp nếu có thỏa thuận khác, thì quyền hưởng thù lao môi giới phát sinh từ thời điểm các bên được môi giới đã ký hợp đồng với nhau.
<?> Công ty chúng tôi thuê một công ty có hoạt động môi giới thương mại làm trung gian trong việc tiêu thụ sản phẩm của công ty tôi. Đề nghị Luật sư tư vấn, công ty tôi có phải chi trả thù lao cho công ty môi giới đó khi công ty tôi đã ký hợp đồng với bên mua do họ (công ty môi giới) giới thiệu hay không? (Nam Hà - Hà Nội)
Môi giới thương mại: "Môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới". (Điều 150)
Quyền hưởng thù lao môi giới: "1- Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, quyền hưởng thù lao môi giới phát sinh từ thời điểm các bên được môi giới đã ký hợp đồng với nhau. 2- Trường hợp không có thỏa thuận, mức thù lao môi giới được xác định theo quy định tại Điều 86 của Luật này". (Điều 153)
Thanh toán chi phí phát sinh liên quan đến việc môi giới: "Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên được môi giới phải thanh toán các chi phí phát sinh hợp lý liên quan đến việc môi giới, kể cả khi việc môi giới không mang lại kết quả cho bên được môi giới". (Điều 154)
Thứ hai, quyền hưởng thù lao môi giới trong hoạt động môi giới thương mại
Môi giới là hoạt động rất hữu ích, là "chất xúc tác" thúc đẩy các giao dịch thương mại và được thừa nhận bởi quy định của pháp luật.Điều 150, Luật Thương mại năm 2005 quy định về môi giới thương mại như sau: "Môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới."
Điều 153, Luật Thương mại năm 2005 quy định về quyền hưởng thù lao môi giới như sau:"1. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, quyền hưởng thù lao môi giới phát sinh từ thời điểm các bên được môi giới đã ký hợp đồng với nhau. 2. Trường hợp không có thỏa thuận, mức thù lao môi giới được xác định theo quy định tại Điều 86 của Luật này."
Ngoài ra Luật Thương mại năm 2015 còn quy định thanh toán các chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động môi mới như sau: "trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên được môi giới phải thanh toán các chi phí phát sinh hợp lý liên quan đến việc môi giới, kể cả khi việc môi giới không mang lại kết quả cho bên được môi giới.
Nhằm đảm bảo sự tự do thỏa thuận, pháp luật cho phép các bên tự do thỏa thuận thời điểm phát sinh quyền hưởng thù lao môi giới. Trong tường hợp không có thỏa thuận thì quyền hưởng thù lao môi giới phát sinh từ thời điểm các bên được môi giới đã ký hợp đồng với nhau. Quy định trên xuất phát từ bản chất của hoạt động môi giới, bên môi giới chỉ có nghĩ vụ làm trung gian đến khi các bên đã hoàn thành việc giao kết hợp đồng chứ không giám sát việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng giữa các bên.
Tương ứng với quyền hưởng thù lao của bên môi giới là nghĩa vụ thanh toán của bên được môi giới. Quyền của bên môi giới chỉ được đảm bảo khi bên được môi giới thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ của mình.
Trên thực tế, đối với những hợp đồng có giá trị lớn, bên môi giới chỉ được thanh toán khi các bên được môi giới đã thanh toán cho nhau. Vì vậy, quyền và nghĩa vụ của hai bên có thể phát sinh từ thời điểm các bên được môi giới đã giao kết hợp đồng, nhưng mốc thời gian thực hiện nghĩa vụ thanh toán có thể lại là một thời điểm khác.Thỏa thuận thời điểm thực hiện nghĩa vụ thanh toán thường năm trong điều khoản thời hạn thanh toán của hợp đồng môi giới. Theo đó, bên được môi giới có nghĩa vụ thanh toán cho bên môi giới trong thời hạn nhấy định kể từ ngày nhận được tiền thanh toán từ đối tác.Thỏa thuận như vậy mang lại rất nhiều rủi ro cho bên môi giới: Thứ nhất, bên môi giới khó có thể kiểm soát được việc thực hiện nghĩa vụ giữa các bên. Thứ hai, quyền lợi của bên môi gới bị ràng buộc với bên được môi giới: nêu bên được môi giới không nhận được tiền thì bên môi giới cũng không được thanh toán.
Với vai trò là cầu nối giữa cung và cầu, nhà môi giới góp phần tăng hiệu quả cho các giao dịch cũng như nền kinh tế. Tuy nhiên, nhà môi giới cần cân nhắc khi ký kết hợp đồng môi giới để tự bảo vệ quyền lợi trực tiếp của mình.
Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Duy Hội - Trưởng chi nhánh Hà Nội của Công ty Luật TNHH Everest
Xem thêm:
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
- Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected], [email protected].
Bình luận