-->

Quy định về việc thông tin thuốc

Đơn vị, cá nhân kinh doanh thuốc có quyền và trách nhiệm thông tin thuốc do mình đăng ký, sản xuất, nhập khẩu và phân phối tới cán bộ, nhân viên y tế và người sử dụng thuốc; chỉ được cung cấp các thông tin về thuốc khi có đầy đủ các dữ kiện khoa học đã được chứng minh

Hỏi: Pháp luật quy định như thế nào về việc thông tin thuốc trong bệnh viện và các đơn vị kinh doanh thuốc? (Trần Văn Hùng)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Tiến sỹ, Luật sư Vũ Thái Hà - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội- trả lời:

Thông tin thuốc trong bệnh viện được quy định tại Điều 7 Thông tư số 13/2009/TT-BYT ngày 1-9-2009 của Bộ Y tế hướng dẫn hoạt động thông tin, quảng cáo thuốc (Thông tư 13) như sau: Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm quản lý, chỉ đạo hoạt động thông tin thuốc trong bệnh viện, thông qua đơn vị thông tin thuốc của bệnh viện. Đơn vị thông tin thuốc của bệnh viện có trách nhiệm thực hiện các công việc sau: a) Thu thập, tiếp nhận thông tin thuốc; b) Cung cấp thông tin thuốc nhằm bảo đảm sử dụng thuốc an toàn, hợp lý trong phạm vi bệnh viện. Cung cấp các thông tin phản hồi đã được xử lý tới bệnh viện tuyến dưới (đối với bệnh viện khu vực và tuyến tỉnh); c) Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra đơn vị thông tin thuốc bệnh viện tuyến dưới (đối với bệnh viện khu vực và tuyến tỉnh); d) Thu thập, tổng hợp, báo cáo phản ứng có hại của thuốc tới hội đồng thuốc và điều trị của bệnh viện, trung tâm quốc gia/trung tâm khu vực về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc; đ) Các vấn đề khác có liên quan đến thông tin thuốc. Cán bộ, nhân viên y tế có trách nhiệm: a) Cung cấp thông tin về thuốc có liên quan cho người sử dụng thuốc trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh; b) Theo dõi và báo cáo phản ứng có hại của thuốc tới đơn vị thông tin thuốc của bệnh viện.

Đơn vị, cá nhân kinh doanh thuốc có quyền và trách nhiệm thông tin thuốc do mình đăng ký, sản xuất, nhập khẩu và phân phối tới cán bộ, nhân viên y tế và người sử dụng thuốc; chỉ được cung cấp các thông tin về thuốc khi có đầy đủ các dữ kiện khoa học đã được chứng minh. Nguồn gốc, xuất xứ của thông tin, người cung cấp thông tin, thời điểm cung cấp thông tin phải chính xác, khách quan, trung thực, khoa học và rõ ràng. Trong quá trình lưu hành thuốc, đơn vị kinh doanh thuốc, đơn vị đăng ký thuốc có trách nhiệm theo dõi và báo cáo kịp thời về Cục Quản lý dược và trung tâm quốc gia về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc, các thông tin mới được phát hiện của thuốc, các phản ứng có hại của thuốc và các biểu hiện suy giảm chất lượng của thuốc do đơn vị kinh doanh. Cơ sở bán lẻ thuốc cung cấp những thông tin có liên quan, hướng dẫn sử dụng thuốc khi bán lẻ cho người mua thuốc; thu thập và báo cáo phản ứng có hại của thuốc, các biểu hiện suy giảm chất lượng thuốc tới cơ quan quản lý chuyên môn trực tiếp. Cơ sở bán lẻ thuốc phải chịu trách nhiệm về nguồn gốc của những tài liệu thông tin/quảng cáo thuốc đang được trưng bày, giới thiệu tại cơ sở mình; chỉ cho phép các đơn vị kinh doanh thuốc hoặc người được ủy quyền phân phát những tài liệu thông tin, quảng cáo đã được chấp thuận của Cục Quản lý dược (quy định tại Điều 8 Thông tư 13).

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.

Theo Báo Hà Nội Mới (ngày 26.11.2011)