Việc thay đổi người tiến hành tố tụng có thể do người tiến hành tố tụng tự mình từ chối tiến hành tố tụng hoặc có đề nghị thay đổi của những người có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Để giải quyết đúng đắn các vụ việc dân sự, sự vô tư của những người tiến hành tố tụng trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn là điều rất quan trọng. Vì vậy, pháp luật quy định những người tiến hành tố tụng dân sự phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp có thể dẫn đến sự không vô tư của họ trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn.
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Các căn cứ để thay đổi người tiến hành tố tụng
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì có 03 căn cứ để thay đổi người tiến hành tố tụng là:
(i) Họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự;
(ii) Họ đã tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ án đó;
(iii) Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.”
Ngoài những căn cứ chung trên, dựa vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, vị trí tham gia tố tụng của từng người tham gia tố tụng mà pháp luật còn có thêm những quy định về việc thay đổi người tiến hành tố tụng đối với từng vị trí cụ thể.
Một là, căn cứ thay đổi Kiểm sát viên
Căn cứ thay đổi kiểm sát viên bao gồm 03 căn cứ chung nêu trên và thêm một căn cứ nữa là: "Họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, Thư ký Toà án"
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, ngoài những căn cứ chung, việc thay đổi thẩm phán, hội thẩm nhân dân còn được thực hiện khi có một trong các căn cứ sau:
(i) Họ cùng trong một Hội đồng xét xử là người thân thích với nhau;
(ii) Họ đã tham gia xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám độc thẩm hoặc tái thẩm vụ án đó, trừ trường hợp là thành viên của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban Thẩm phán tòa án nhân dân cấp tỉnh thì vẫn được tham gia xét xử nhiều lần cùng một vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm;
(iii) Họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Kiểm sát viên, Thư ký Toà án
Ba là, căn cứ thay đổi thư kí tòa án
cũng như những vị trí tiến hành tố tụng khác, ngoài những căn cứ chung thư ký Tòa án cũng có những căn cứ riêng để thay đổi khi tiến hành tố tụng, đó là: "Họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, Thư ký Toà án"
Thẩm quyền và thủ tục thay đổi người tiến hành tố tụng
Hiện nay, thủ tục, thẩm quyền thay đổi người tiến hành tố tụng trong giải quyết vụ án dân sự được thực hiện theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Thẩm quyền và thủ tục thay đổi người tiến hành tố tụng được thực hiện ở trước phiên tòa và tại phiên tòa có sự khác nhau nhất định. Vì giải quyết vụ án dân sự trước phiên tòa do thẩm phán thực hiện, ở tại phiên tòa do hội đồng xét xử thực hiện. Việc thay đổi thẩm phán, hội thẩm nhân dân, thư kí tòa án trước khi mở phiên tòa do chánh án tòa án quyết định. Nếu thẩm phán bị thay đổi là chánh án thì chánh án tòa án cấp trên trực tiếp quyết định. Việc thay đổi kiểm sát viên trước phiên tòa do viện trưởng viện kiểm sát quyết định. Nếu người bị thay đổi là viện trưởng viện kiểm sát thì viện trưởng viện kiểm sát cấp trên trực tiếp quyết định. Việc thay đổi thẩm phán, hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên, thư kí tòa án tại phiên tòa do hội đồng xét xử quyết định sau khi nghe ý kiến của người bị yêu cầu thay đổi.
Để đảm bảo tính minh bạch của các hoạt động tố tụng dân sự, việc thay đổi người tiến hành tố tụng phải được thực hiện bằng văn bản. Trước khi mở phiên tòa nếu từ chối hoặc yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng thì người từ chối hoặc người có yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng phải làm văn bản, trong đó nêu rõ lý do và căn cứ từ chối hoặc yêu cầu thay đổi. Tại phiên tòa, việc từ chối hoặc yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng phải được ghi và biên bản phiên tòa. Người có thẩm quyền quyết định giải quyết việc thay đổi người tiến hành tố tụng bằng văn bản.
Luật gia Nguyễn Thị Phương Hoa - Phòng tư vấn pháp luật trực tuyến của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật đất đai mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận