Thành viên góp vốn có quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác hoy định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách để thừa kế, tặng cho, thế chấp, cầm cố và các hình thức khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
Khoản 3, Điều 172, Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định “Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào”, vậy công ty hợp danh huy động vốn bằng các hình thức nào.
Quy định về chuyển nhượng vốn trong công ty hợp danh
Thành viên công ty hợp danh có quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người khác, khi họ muốn chấm dứt tư cách thành viên hợp danh của mình. Việc chuyển nhượng phần vốn góp chia thành hai trường hợp:
(i) Trường hợp 1:Chuyển nhượng cho các thành viên còn lại trong công ty
Thành viên hợp danh, thành viên góp vốn được tự do chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên hợp danh, thành viên góp vốn còn lại. Việc chuyển nhượng này không làm phát sinh tư cách thành viên mới cho người nhận chuyển nhượng, cũng không làm thay đổi vốn điều lệ của công ti
(ii) Trường hợp 2: Chuyển nhượng cho người không phải thành viên công ty
Thành viên hợp danh, thành viên góp vốn chỉ được chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người không phải là thành viên công ti khi được các thành viên hợp danh còn lại đồng ý.
Việc chuyển nhượng này chỉ làm phát sinh tư cách thành viên công ty cho người nhận chuyển nhượng, nếu được sự nhất trí của các thành viên hợp danh; nếu không sẽ không hợp pháp. Việc chuyển nhượng này khá chặt chẽ, vì làm phá vỡ tính chất liên kết về nhân thân của công ti hợp danh.
Quy định về huy động vốn trong công ty hợp danh
Công ti hợp danh không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào để công khai huy động vốn trong công chúng, do vậy, khi có nhu cầu về vốn, công ti hợp danh có thể huy động vốn bằng cách sau:
(i) Vay tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước;
(ii) Vay ngân hàng, các tổ chức tín dụng; (iii) Liên doanh, liên kết với các cá nhân, tổ chức khác;
(iv) Nhận viện trợ;
(v) Các hình thức tín dụng đặc biệt. Các hình thức huy động vốn này làm tăng vốn hoạt động của công ti, có thể giúp công ti giải quyết những khó khăn về vốn trong kinh doanh, nhưng không làm tăng vốn điều lệ của công ti.
Ngoài ra việc tiếp nhận thêm thành viên góp vốn cũng là một cách để tăng vốn của công ty hợp danh.
So với công ty cổ phần và công ti trách nhiệm hữu hạn hai thành viên, khả năng huy động vốn của công ti hợp danh thấp hơn. Do vậy, công ti hợp danh không thích hợp với những ngành nghề kinh doanh đòi hỏi vốn lớn, ngành nghề kinh doanh đa dạng mà chỉ thích hợp với những ngành nghề kinh doanh đòi hỏi sự liênkết chủ yếu dựa vào nhân thân, vốn góp của thành viên không lớn và không phải là yếu tố quyết định.
Bài viết được thực hiện bởi luật gia Nguyễn Thu Trang - Công ty Luật TNHH Everest
1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: [email protected].
Bình luận