Căn cứ những hành vi có tình tiết giảm nhẹ hoặc tình tiết tăng nặng cơ quan thuế xác định mức phạt hoặc có những trường hợp được miễn, giảm tiền nộp phạt.
Khi cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính về thuế, cơ quan có thẩm quyền xét xử dựa vào mức độ, hành vi và tính chất của từng vi phạm mà có cách xử phạt đối với mỗi hành vi.
Điều kiện miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế
Theo các Khoản 1, 2, 6 Điều 37Thông tư 166/2013/TT-BTC về điều kiện miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế cụ thể như sau:
“1. Cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế với mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng trở lên đang gặp khó khăn đặc biệt, đột xuất về kinh tế do thiên tai, hỏa hoạn, thảm họa, tai nạn, dịch bệnh, bệnh hiểm nghèo có quyền đề nghị miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế.
2. Mức miễn, giảm tiền phạt tối đa bằng số tiền phạt còn lại trong quyết định xử phạt và không quá giá trị tài sản, hàng hóa bị thiệt hại; chi phí khám, chữa bệnh.
6. Không miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế đối với các trường hợp đã thực hiện xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế hoặc đã hết thời hiệu giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật.”
Từ các quy định trên, điều kiện được miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế khi phải nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế là:
- Cá nhân bị xử phạt mức tiền từ 3.000.000 đồng trở lên đối với các trường hợp như:Gặp khó khăn đặc biệt;Đột xuất về kinh tế do thiên tai, hỏa hoạn, thảm họa, tai nạn, dịch bệnh, bệnh hiểm nghèo;
- Mức miễn, giảm tiền phạt tối đa bằng số tiền phạt còn lại trong quyết định xử phạt và không vượt quá giá trị tài sản, hàng hóa bị thiệt hại; chi phí khám, chữa bệnh;
-Trường hợp đã thực hiện xong quyết định xử phạt hoặc hết thời hiệu giải quyết khiếu nại thì không miễn, giảm tiền phạt.
Hồ sơ đề nghị miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế
Khi cá nhân thuộc trong những trường hợp để miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính thì phảilàm hồ sơ đề nghị với cơ quan có thẩm quyền xử phạt để được xét duyệt. Hồ sơ đề nghị miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính được quy định tại Khoản 3 Điều 37 Thông tư 166/2013/TT-BTC như sau:
“3. Hồ sơ đề nghị miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế bao gồm:
a) Đơn đề nghị miễn, giảm tiền phạt, trong đó nêu rõ lý do đề nghị miễn, giảm tiền phạt; thu nhập của cá nhân, hộ gia đình; xác định giá trị tài sản, hàng hóa bị thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn, thảm hoạ, tai nạn, dịch bệnh, chi phí chữa bệnh hiểm nghèo; số tiền phạt đề nghị được miễn, giảm.
b) Trường hợp thiệt hại về tài sản, chi phí chữa bệnh được cơ quan bảo hiểm bồi thường (nếu có) phải kèm theo bản sao có xác nhận công chứng về bồi thường thiệt hại, về thanh toán chi phí khám, chữa bệnh của cơ quan bảo hiểm (nếu có). Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường thiệt hại (nếu có).
c) Xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc nơi có tài sản thiệt hại. Trường hợp, cá nhân bị bệnh hiểm nghèo thì chỉ cần có kết quả xác định về bệnh hiểm nghèo của cơ sở khám, chữa bệnh nơi cá nhân khám, chữa bệnh; chi phí khám, chữa bệnh có đầy đủ chứng từ theo quy định.”
Theo quy định trên, khi làm hồ sơ miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế bao gồm:Đơn đề nghị miễn, giảm tiền phạt trong đó:
- Nêu rõ lý do đề nghị miễn, giảm tiền phạt;
- Thu nhập của cá nhân, hộ gia đình;
- Xác định giá trị tài sản, hàng hóa bị thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn, thảm họa, tai nạn, dịch bệnh, chi phí chữa bệnh hiểm nghèo;
- Số tiền phạt đề nghị được miễn giảm
.
Trình tự, thủ tục miễn, giảm tiền phạt
Sau khi làm hồ sơ xét duyệt miễn, giảm số tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, cấp trên trực tiếp của người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế có quyền xem xét quyết định miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế. Cá nhân được miễn, giảm số tiền phạt vi phạm hành chính về thuế cần làm những thủ tục như sau:
“5. Trình tự, thủ tục miễn, giảm tiền phạt
Cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều này phải có đơn đề nghị miễn, giảm phần còn lại hoặc toàn bộ tiền phạt và hồ sơ kèm theo gửi người ra quyết định xử phạt. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị miễn, giảm tiền phạt, người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế phải chuyển đơn kèm theo hồ sơ vụ việc đến cấp trên trực tiếp của người ra quyết định xử phạt để xem xét, quyết định miễn, giảm tiền phạt.
Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được đơn và hồ sơ đề nghị miễn, giảm tiền phạt, người có thẩm quyền miễn, giảm tiền phạt phải xem xét, quyết định miễn, giảm tiền phạt và thông báo cho người đã ra quyết định xử phạt, người có đơn đề nghị miễn, giảm tiền phạt biết; Trường hợp, người có thẩm quyền miễn, giảm tiền phạt không đồng ý với việc miễn, giảm tiền phạt thì phải nêu rõ lý do.”
Theo quy định trên, trình tự và thủ tục miễn, giảm tiền phạt cụ thể là:
- Phải có đơn đề nghị miễn, giảm phần còn lại hoặc toàn bộ số tiền phạt và hồ sơ kèm theo gửi người ra quyết định xử phạt;
- Người nhận được đơn đề nghị miễn, giảm tiền phạt, người đã ra quyết định xử phạt phải chuyển đơn kèm theo hồ sơ vụ việc để xem xét, quyết định miễn, giảm tiền phạt trong thời hạn 03 ngày;
- Người nhận được đơn và hồ sơ đề nghị miễn, giảm tiền phạt, người có thẩm quyền phải xem xét, quyết định miễn, giảm tiền phạt và thông báo cho người đã ra quyết định xử phạt, người có đơn đề nghị biết trong thời hạn 05 ngày;
- Nếu không đồng ý với việc miễn, giảm tiền phạt thì phải nêu rõ lý do.
Luật gia Nguyễn Thị Tâm - Phòngcủa tư vấn pháp luật trực tuyếnCông ty Luật TNHH Everest,tổng hợp.
Khuyến nghị:
1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail:[email protected],[email protected].
2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hành chính mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
3. Tại thời điểm quý vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận