chia tài sản
Hỏi:Gia đình bên nội em, ông bà nội đều đã mất cả. Hiện tại chỉ còn bác thứ 3 và hai người cô. Còn cha em và người bác thứ hai đã mất: Cha em thì có vợ, hai con và tự có nhà riêng, người bác có nhà ở Đồng Tháp cũng có vợ và hai con.Nhà ông bà nội thì do bác thứ 3 đứng tên hộ khẩu và sổ đỏ ( do các anh em đã đồng ý kí tên cho bác đứng tên khi ông bà nội mất).
Thứ 1, ông nội và bà nội không có con chung, bác và cha em là con của ông nội, còn hai cô là con của bà nội. Vậy theo Luật phân chia tài sản sẽ giải quyết như thế nào khi cha em và bác thứ hai đã mất. Và mẹ em và vợ bác thứ hai có quyền can thiệp gì vào việc quyết định bán tài sản căn nhà của ông bà nội hay không?
Thứ hai, bác thứ 3 không có vợ con. Nếu chẳng may qua đời, mà hai cô không chịu phân chia thì em sẽ giải quyết làm sao. Và nếu được chia thì sẽ chi như thế nào? Phần của bác thứ ba sẽ chia cho ai?
Thứ 3, người chú họ (là con của em ông nội nhưng do khó nuôi đã gửi cho ông nội nuôi) nhập hộ khẩu nhà nội từ nhỏ, vậy có được tính là con nuôi hay không? ( Vũ Thu - Đồng Tháp)
Luật gia Phạm Thị Mai Phương - Tổ tư vấn pháp luật thừa kế - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Trong câu hỏi, bạn không nói rõ rằng ông bà bạn mất có để lại di chúc hay không và ai là người mất trướcnên chúng tôi đưa ra hai trường hợp như sau:
Trường hợp 1: Nếu ông bà bạn mất có để lại di chúc thì di sản thừa kế sẽ được chia theo di chúc đối với những người con của ông bà
Trường hợp 2:Ông bàkhông để lại di chúc nên di sản được chia theo pháp luật, những người hưởng di sản theo quy định tại Điều 676Bộ luật Dân sự năm 2005:
“Ðiều 676.Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”.
Vấn đề thừa kế của con riêng của vợ/chồng được quy định tại điều 679 Bộ Luân dân sự 2005 như sau:
Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 676 và Điều 677 của Bộ luật này.
Như vậy nếu các cô, các bác và bố bạncó quan hệ nuôi dưỡng, chăm sócvới ông bàbạn như cha đẻ thì khi ông bàbạn mất, không để lại di chúc thì họ đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất giống nhau, được chia di sản đều như nhau.
Sau khi ông bà bạn mất, ba người con của ông bạn đã cùng nhau phân chia quyền sở hữu ngôi nhà mà không có sự góp mặt của hai người con gái của bà bạn dù theo quy định của pháp luật họ cũng được hưởng quyền thừa kế. do bạn không nói rõ thời điểm ông bà bạn mất nên chúng tôi không thể xác định chính xác thời điểm hết thời hiệu khởi kiện đối vói việc thừa kế.
Theo khoản 1 Điều 645, Bộ luật dân sự 2005, thời hiệu khởi kiện về thừa kế:
“Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình, hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế”.
Dựa vào quy định nêu trên bạn có thể xác định thời hiệu khởi kiện đã hết hay chưa. Nếu đã hết thì 2 người con gái của bà bạn không thể khởi kiện đòi quyền thừa kế đối với căn nhà kể trên, căn nhà vẫn thuộc sở hữu của bác của bạn theo GCN QSDĐ.
Khi bố bạn và bác của bạn đã mất mà không để lại di chúc thì tài sản thuộc sở hữucủa họ sẽ được chia theo pháp luật. Theo đó, bạn, mẹ bạn, vợ bác bạn và những người có quyền thừa kế sẽ có quyền định đoạt với phần tài sản nói trên.
Nếubác thứ 3 của bạn quađời, vì bác không có vợ con vàông bà của bạnđã mất nên hàng thừa kế thứ nhất không còn ai. Khiđó , những di sản mà bác bạnđể lại sẽđược chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ 2 làông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;.Tuy nhiên, bốbạnvàbácthứ2 lànhững ngườithuộchàngthừakếthứ2 cũngđãchếtnên trườnghợpnàysẽáp dụngthừakếthếvị theo quyđịnhtạiđiều677 BộLuậtdânsựnăm 2005 nhưsau:
Điều 677.Thừa kế thế vị
"Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống."
Theođó, hai con của bố bạnvà các con ruộtcủa bác 2 của bạn sẽđược hưởng phần thừa kế tương ứngmà lẽ ra bố bạn và bác 2 của bạnđược hưởng.
Đối với người chú họ sống ở nhà bạn nhưng không được nhận nuôi hợp pháp theo thủ tục của Pháp luật quy định tại luật nuôi con nuôithì không được coi là con nuôi của ông bà bạn, và không được hưởng thừa kế vì tại thời điểm mở thừa kế thì những người thừa kế ở hàng thừa kế ở trên vẫn còn sống.
Thủ tục nhận con nuôi theo quy định tại Điều 17, 18, 19Luật nuôi con nuôi. Cụ thể như sau:
Thứ nhất:Thủ tục Ðăng ký nhận nuôi con nuôi:
1. Ðơn xin nhận con nuôi có xác nhận của cơ quan đơn vị nơi người nhận nuôi công tác (đối với CB-CC, người lao động; lực lượng vũ trang) hoặc UBND Phường nơi cư trú ( đối với nhân dân) của người nhận nuôi.
2.Camkết về việc chăm sóc giáo dục đứa trẻ. Nếu có vợ hoặc chồng phải có chữ ký của cả vợ và chồng.
3. Giấy thỏa thuận về việc đồng ý cho trẻ em làm con nuôi của cha mẹ đẻ, người giám hộ, cơ sở y tế hoặc cơ sở nuôi dưỡng (có xác nhận UBND nơi cư trú hoặc nơi có trụ sở của cơ sở y tế) .
4. Giấy khai sinh của người nhận nuôi con nuôi và của người được nhận làm con nuôi (trường hợp trẻ em chưa được khai sinh, thì phải đăng ký khai sinh trước khi đăng ký nhận nuôi con nuôi)
5. Chứng minh nhân dân của người nhận nuôi con nuôi.
6. Hộ khẩu của người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi.
7. Nếu người được nhận làm con nuôi từ 9 tuổi trở lên, thì phải có sự đồng ý của người đó.
Thứ hai:Nơi nộp hồ sơ:
Đăng ký tại UBND Phường nơi cư trú của người nhận con nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật hành chính mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận