-->

Phân chia tài sản chung là căn nhà khi ly hôn?

Tài sản chung vợ chồng được xác định theo Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014

Hỏi: Tôi có một vấn đề mong luật sư giải đáp: Mẹ tôi muốn đơn phương ly hôn với cha tôi , tài sản chỉ có 01 căn nhà. Xin cho tôi hỏi: 1/ Giá trị căn nhà sẽ do tòa quyết định hay cha mẹ tôi quyết định; 2/ Theo dự đoán của chúng tôi thì căn nhà có trị giá là 03 tỷ đồng. Nếu vậy, thì khi đưa đơn ra tòa thì mẹ tôi phải chịu tổng cộng án phí là bao nhiêu? (Tùng Anh - Hà Nội)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thanh Thu - Tổ tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

1/ Giá trị căn nhà sẽ do Tòa án quyết định hay cha mẹ tôi quyết định?

Theo Điều 92 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định:

“1. Các bên có quyền tự thỏa thuận về việc xác định giá tài sản, lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản.Tòa án ra quyết định định giá tài sản đang tranh chấp trong các trường hợp sau đây:a) Theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự;b) Các bên thỏa thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định giá theo mức giá thấp nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước”.

Như vậy, việc xác định giá tài sản có thể do các bên tự thỏa thuận hoặc lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản. Việc tự thỏa thuận giữa các bên về việc xác định giá tài sản phải đáp ứng được các yêu cầu sau:Người tham gia thỏa thuận về xác định giá tài sản phải là đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự; Các bên tham gia thỏa thuận hoàn toàn tự nguyện;Tuân thủ các nguyên tắc định giá tài sản; Việc thỏa thuận phải được lập thành văn bản, có chữ ký của các bên tham gia thỏa thuận.

Nếu các bên có thỏa thuận về việc lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản thì thỏa thuận này phải đáp ứng được các yêu cầu như:Người tham gia thỏa thuận về việc lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản phải là đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự;Các bên tham gia thỏa thuận dựa trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện;Tuân thủ các nguyên tắc định giá tài sản;Tổ chức thẩm định giá được lựa chọn phải đủ điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luât về thẩm định giá;

Việc thỏa thuận phải được lập thành văn bản, có chữ ký của các bên tham gia thỏa thuận.

Theo Điều 9 Nghị định số 89/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật giá về thẩm định giá thì tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá phải đáp ứng các điều kiện sau:

“1. Tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về hội và quy định của pháp luật về thẩm định giá.

2. Tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá được tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ về thẩm định giá và thực hiện những nhiệm vụ liên quan đến hoạt động về thẩm định giá sau:

a) Nghiên cứu, cập nhật tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế để đề xuất với Bộ Tài chính xem xét ban hành hoặc bổ sung sửa đổi Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam cho phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam và thông lệ quốc tế;

b) Phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức thi cấp Thẻ thẩm định viên về giá;

c) Phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động thẩm định giá và việc chấp hành các quy định của Nhà nước về thẩm định giá đối với doanh nghiệp thẩm định giá là hội viên;

d) Cung cấp thông tin cho Bộ Tài chính về hoạt động của hội viên để phục vụ công tác quản lý nhà nước về thẩm định giá;

đ) Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động thẩm định giá; phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện công tác tuyên truyền về cơ chế, chính sách quản lý điều hành của Nhà nước trong lĩnh vực giá;

e) Tham gia hoạt động hợp tác quốc tế về thẩm định giá theo quy định của pháp luật về hội”.

Vậy, tổ chức có đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá là tổ chức có tên trong danh sách các doanh nghiệp thẩm định giá, doanh nghiệp có chức năng thẩm định giá đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá tài sản do Bộ Tài chính thông báo hàng năm mà danh sách đó đang có giá trị tại thời điểm được thuê.

Trường hợp các bên không tự thỏa thuận được về giá tài sản, không thỏa thuận được sẽ lựa chọn tổ chức thẩm định giá nàomà có yêu cầu Tòa án xác định giá tài sản thì Tòa án có quyền ra quyết định định giá tài sản đang tranh chấp. Ngoài ra, nếu các bên có thỏa thuận với nhau hoặc thỏa thuận với tổ chức thẩm định giá theo mức giá thấp nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước thì Tòa án cũng có quyền ra quyết định định giá tài sản đang tranh chấp. Khi đó, Tòa án sẽ thành lập Hội đồng định giá gồm Chủ tịch Hội đồng định giá là đại diện cơ quan tài chính và thành viên là đại diện các cơ quan chuyên môn có liên quan.Thủ tục thành lập Hội đồng định giá và ra quyết định định giá cũng như quyền hạn của thành viện Hội đồng định giá được quy định chi tiết trong Điều 92 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 sửa đổi bổ sung 2011,; Thông tư liên tịch số 02/2014/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP-BTC ngày 28 tháng 3 năm 2014.

Trường hợp của mẹ chị, việc quyết định giá trị căn nhà sẽ do bố mẹ chị tự thỏa thuận hoặc thông qua một tổ chức thầm định giá do bố mẹ chị thỏa thuận lựa chọn. Nếu bố mẹ chị không thỏa thuận được giá căn nhà hoặc không thống nhất lựa chọn tổ chức thẩm định giá hoặc không đồng ý với giá do tổ chức thẩm định giá đưa ra mà có đơn yêu cầu Tòa án xác định giá căn nhà thì Tòa án sẽ ra quyết định định giá căn nhà này. Nếu trong trường hợp bố mẹ chị thỏa thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định giá theo mức giá thấp nhằm trốn tránh nghĩ vụ với Nhà nước thì Tòa án cũng có quyền ra quyết định định giá tài sản.

2. Về án phí

Do thông tin chị cung cấp còn hạn chế nên Công ty xin tư vấn cho chị theo hai trường hợp sau:

Trường hợp thứ nhất, nếu mẹ chị là mẹ của liệt sỹ, người có công với cách mạng thì mẹ chị sẽ được miễn nộp toàn bộ án phí theo quy định tại Điều 11 1 Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án năm 2009.

Trường hợp thứ hai, mẹ chị không thuộc đối tượng được miễn tiền nộp án phí:

Theo gia đình chị ước lượng thì căn nhà có giá trị khoảng 03 tỷ đồng. Căn cứ Phụ lục Pháp lệnh số 10/2009/UBTVQH12 quy định mức án phí, lệ phí của Tòa án thì mức án phí mà mẹ chị sẽ phải đóng là 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 2.000.000.000 đồng.

Theo đó, toàn bộ mức án phí mà mẹ chị sẽ phải đóng là:

72.000.000 + (2 x 1.000.000.000)/100 = 92.000.000 (Việt nam đồng).

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.