-->

Phân chia lợi nhuận giữa các thành viên trong doanh nghiệp?

Luật sư tư vấn phân chia lợi nhuận giữa các thành viên trong doanh nghiệp...

Hỏi: Năm 2010 gia đình tôi cùng bác trai đầu tư kinh doanh xăng dầu. Vốn để mua mặt bằng do bác trai tôi đầu tư là 164 triệu, sổ đỏ đứng tên bố tôi. Phần vốn dùng để hoàn thành các thủ tục doanh nghiệp có từ: thế chấp vay vốn ngân hàng + bác trai tôi 90 triệu + còn lại của gia đình tôi.Tôi có 3 vấn đề muốn hỏi hãng luật sư: 1. Bác tôi có những quyền lợi gì ở cây xăng? 2. Gia đình tôi có quyền không sang nhượng sổ đỏ cho bác trai được không? 3. Cách phân chia lợi nhuận giữa gia đình tôi và bác trai? (Trần Tú - Hải Dương)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thành Đạt - Tổ tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Thứ nhất: bác trai có những quyền lợi gì từ cây xăng? Cách phân chia lợi nhuận giữa gia đình anh và bác trai
Để làm rõ câu hỏi này của anh, chúng tôi cần biết thêm thông tin về loại hình doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu của bên anh là gì. Trong trường hợp này theo tôi, có hai loại hình doanh nghiệp phù hợp với những thông tin mà anh cung cấp đó là:
- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Nếu doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu của gia đình anh là Công ty TNHH 2 thành viên trở lên thìbác trai là một thành viên góp vốn vào doanh nghiệp và căn cứ Điều 50 Luật doanh nghiệp 2014 thì bác trai có những quyền sau:

"1. Tham dự họp Hội đồng thành viên, thảo luận, kiến nghị, biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên.

2. Có số phiếu biểu quyết tương ứng với phần vốn góp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 48 của Luật này.

3. Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

4. Được chia giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với phần vốn góp khi công ty giải thể hoặc phá sản.

5. Được ưu tiên góp thêm vốn vào công ty khi công ty tăng vốn điều lệ.

6. Định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ, tặng cho và cách khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

7. Tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật và cán bộ quản lý khác theo quy định tại Điều 72 của Luật này.

8. Trừ trường hợp quy định tại khoản 9 Điều này, thành viên, nhóm thành viên sở hữu từ 10% số vốn điều lệ trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định còn có thêm các quyền sau đây:

a) Yêu cầu triệutập họpHội đồng thành viên để giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền;

b) Kiểm tra, xem xét, tra cứu sổ ghi chép và theo dõi các giao dịch, sổ kế toán, báo cáo tài chính hằng năm;

c) Kiểm tra, xem xét, tra cứu và sao chụp sổ đăng ký thành viên, biên bản họp và nghị quyết của Hội đồng thành viên và các hồ sơ khác của công ty;

d) Yêu cầu Tòa án hủy bỏ nghị quyết của Hội đồng thành viên trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc họp Hội đồng thành viên, nếu trình tự, thủ tục, điều kiện cuộc họp hoặc nội dung nghị quyết đó không thực hiện đúng hoặc khôngphù hợpvới quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

9. Trường hợp công ty có một thành viên sở hữutrên90% vốn điều lệ và Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại khoản 8 Điều này thì nhóm thành viên còn lại đương nhiên có quyền theo quy định tại khoản 8 Điều này.

10. Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty".

Cách phân chia lợi nhuận giữa các thành viên trong công ty là tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành nghĩa vụ tài chính khác.

- Công ty hợp danh:

Nếu doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu của gia đình anh là Công ty hợp danh thì bác trai đó là một thành viên hợp danh của công ty kinh doanh xăng dầu. Căn cứ Khoản 1 Điều 176 Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định về quyền hạn của thành viên hợp danh thì bác trai có những quyền lợi sau:

"1. Thành viên hợp danh có các quyền sau đây:

a) Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết về các vấn đề của công ty; mỗi thành viên hợp danh có một phiếu biểu quyết hoặc có số phiếu biểu quyết khác quy định tại Điều lệ công ty;

b) Nhân danh công ty tiến hành hoạt động kinh doanh các ngành, nghềkinhdoanh của công ty; đàm phán và ký kết hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao ước với những điều kiện mà thành viên hợp danh đó cho là có lợi nhất cho công ty;

c) Sử dụng con dấu, tài sản của công ty để hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty; trường hợp ứng trước tiền của mình để thực hiện công việc kinh doanh của công ty thì có quyền yêu cầu công ty hoàn trả lại cả số tiền gốc và lãi theo lãi suất thị trường trên số tiền gốc đã ứng trước;

d) Yêu cầu công ty bù đắp thiệt hại từ hoạt động kinh doanh trong thẩm quyền nếu thiệt hại đó xảy ra không phải do sai sót cá nhân của chính thành viên đó;

đ) Yêu cầu công ty, thành viên hợp danh khác cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của công ty; kiểm tra tài sản, sổ kế toán và các tài liệu khác của công ty khi xét thấy cần thiết;

e) Được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ vốn góp hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty;

g) Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được chia một phần giá trị tài sản còn lại tương ứng theo tỷ lệ phần vốn góp vào công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác;

h) Trường hợp thành viên hợp danh chết thì người thừa kế của thành viên được hưởng phần giá trị tài sản tại công ty sau khi đã trừ đi phần nợ thuộc trách nhiệm của thành viên đó. Người thừa kế có thể trở thành thành viên hợp danh nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận;

i) Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty".

Cách phân chia quyền lợi giữa các thành viên trong gia đình anh và bác trai theo tỷ lệ vốn góp giữa các thành viên

Thứ hai: gia đình anh có quyền không sang nhượng sổ đỏ cho bác trai được không?
Căn cứ theo Khoản 1điều 36 Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định về chuyển quyền sở hữu tài sản vốn góp như sau:

"1. Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây:

a) Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ;

b) Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản.

Biên bản giao nhận phải ghi rõ tên và địa chỉ trụ sở chính của công ty; họ, tên, địa chỉ thường trú, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, số quyết định thành lập hoặcđăng kýcủa người góp vốn; loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn; tổng giá trị tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của công ty; ngày giao nhận; chữ ký của người góp vốn hoặc đại diện theo ủy quyền của người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty;

c) Cổ phần hoặc phần vốn góp bằng tài sản không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữuhợp phápđối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty."

Bác trai góp vốn mua mặt bằng kinh doanhsổ đỏ lại đứng trên bố anh, vậy sau khi thực hiện việc góp vốn vào công ty thì bố anh phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do đó, gia đình anh không sang nhượng sổ đỏ cho bác trai mà phải chuyển quyền sử dụng đất cho công ty.

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.