Phân biệt khiếu nại và tố cáo

Khiếu nại và tố cáo là hai từ khá quen thuộc trong pháp luật hành chính, không chỉ quen thuộc trong phạm vi pháp luật, mà cuộc sống thường nhật vẫn thường sử dụng chúng, thế nhưng, bản chất của 2 từ này hoàn toàn khác nhau.

Khiếu nại và tố cáo là hai từ khá quen thuộc trong pháp luật hành chính, không chỉ quen thuộc trong phạm vi pháp luật, mà cuộc sống thường nhật vẫn thường sử dụng chúng, thế nhưng, bản chất của 2 từ này hoàn toàn khác nhau. Làm sao để hiểu rõ thế nào là khiếu nại, thế nào là tố cáo? Trường hợp nào người ta sử dụng từ khiếu nại, trường hợp nào người ta sử dụng từ tố cáo?Dưới đây là bảng phân biệt giữa 2 cụm từ trên, giúp các bạn dễ dàng nhận định trường hợp nào là khiếu nại, trường hợp nào là tố cáo.

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hành chính - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài (24/7):1900 6198

Căn cứ pháp lý: Luật Khiếu nại năm 2011, Luật Tố cáo năm 2011, từ năm 2019, áp dụng Luật Tố cáo 2018.

Tiêu chí

Khiếu nại

Tố cáo

Căn cứ pháp lý

Luật Khiếu nại năm 2011

Luật Tố cáo năm 2011,Từ 2019, áp dụngLuật Tố cáo 2018

Khái niệm

Khiếu nại là việc công dân, tổ chức, cán bộ công chức đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi vi phạm hành chính của cơ quan hành chính Nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước hoặc quyết định trong kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của của mình

Tố cáo là việc công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, Nhà nước.

Chủ thể thực hiện

- Công dân

- Tổ chức

- Cán bộ, công chức

- Công dân

Đối tượng

Đối tượng của khiếu nại là:

- Quyết định hành chính

- Hành vi vi phạm hành chính của cơ quan hành chính Nhà nước, người thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước.

- Quyết định kỷ luật cán bộ, công chức

Đối tượng của tố cáo là:

- Hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ ai

Yêu cầu về thông tin

Không yêu cầu

Người tố cáo phải có nghĩa vụ trình bày trung thực về nội dung tố cáo.

Nếu không trung thực, người tố cáo có thể phải chịu trách nhiệm về Tội vu khống theoBộ luật Hình sự.

Quyền của chủ thể

Không được bảo vệ

Người tố cáo và người thân được áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, vị trí công tác, tài sản, danh dự, nhân phẩm…

Thời hiệu giải quyết

90 ngày, kể từ ngày kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.

Không quy định

Hướng giải quyết sau khi rút đơn

Cơ quan Nhà nước sẽ không tiếp tục giải quyết nếu người khiếu nại rút đơn

Cơ quan Nhà nước vẫn tiếp tục giải quyết vụ việc tố cáo nếu có căn cứ cho rằng hành vi bị tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật, hoặc người tố cáo bị uy hiếp, mua chuộc.


Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Âu Minh Nguyệt - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Xem thêm:

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:


  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: [email protected].