Người điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở; (điểm a khoản 6 Điều 5); Đồng thời người điều khiển xe sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
- Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở; (điểm b khoản 8 Điều 5); Đồng thời người điều khiển xe sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;
- Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà: trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; (điểm a, khoản 9, Điều 5); Đồng thời người điều khiển xe sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 04 tháng đến 06 tháng;
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở (khoản 6 Điều 6); đồng thời người điều khiển xe có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở (điểm c khoản 8 Điều 6); đồng thời người điều khiển xe trong trường hợp này có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;
- Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gây tai nạn hoặc bị tai nạn giao thông và được sĩ quan/hạ sĩ quan Công an đang làm nhiệm vụ giải quyết tai nạn yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn trong máu;
- Người điều khiển phương tiện giao thông có liên quan đến vụ tai nạn và được cán bộ Công an đang làm nhiệm vụ, giải quyết vụ việc yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn trong máu;
- Người điều khiển phương tiện giao thông có dấu hiệu sử dụng chất cồn và được cán bộ Công an đang làm nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát giao thông yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn trong máu;
- Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ bị tai nạn giao thông được đưa đến cơ sở khám bệnh và được bác sĩ chỉ định xét nghiệm nồng độ cồn trong máu.
Khuyến nghị:
- Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected], [email protected].
Bình luận