-->

Những trường hợp nào thì xuất ngũ trước thời hạn?

Hạ sĩ quan, binh sĩ đã hết thời hạn phục vụ tại ngũ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 21 của Luật này thì được xuất ngũ.

Hỏi: Gia đình tôi có 2 vợ chồng, hiện nay tôi đang mang thai tháng thứ 7, tôi chỉ đi làm hợp đồng và khi sinh em bé em hoàn toàn không có sức lao động cũng như không có thu nhập. Chồng tôi đang phải đi thực hiện nghĩa vụ quân sựự và đã đi được 1 tháng. Đề nghị luật sư tư vấn trường hợp của chồng tôi như vậy có được tạm hoãn ra quân trước thời hạn không? (Thanh Mai-Thái Nguyên)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Hồng Ngọc - Tổ tư vấn pháp luật doanh nghiệp Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Về vấn đề của anh/chị tôi xin được trích dẫn các điều luật sau:

Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định như sau:"1. Hạ sĩ quan, binh sĩ đã hết thời hạn phục vụ tại ngũ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 21 của Luật này thì được xuất ngũ.2. Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ có thể được xuất ngũ trước thời hạn khi được Hội đồng giám định y khoa quân sự kết luận không đủ sức khỏe để tiếp tục phục vụ tại ngũ hoặc các trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 1; các điểm a, b và c khoản 2 Điều 41 của Luật này". (khoản 2 Điều 43)

Về việc tạm hoãn gọi nhập ngũgũ và miễn gọi nhập ngũ:" 1. Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.c) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;2. Miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:a) Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;b) Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;c) Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;....".(Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự 2015)

Theo các quy định trên thì chồng chị phải thuộc một trong các đối tượng chúng tôi nêu trên thì mới đủ điều kiện để xuất ngũ trước thời hạn. Hiện tại, chị đang mang thai tháng thứ bảy,chỉ đi làm hợp đồng và khi sinh em bé và hoàn toàn không có sức lao động cũng như không có thu nhập.

"Công dân là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận"
(Điểm b khoản 1 Điều 41 của Luật nghĩa vụ quân sự 2014). Căn cứ trên chưa được hướng dẫn cụ thể theo hướng liệt kê trường hợp như thể nào được xác định là "lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng nhân thân..." nên dẫn tới việc áp dụng chưa thống nhất.

Theo quan điểm của tôi, trường hợp của gia đình chị thì chồng chưa thể được xác định là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng nhân thân chưa đủ tuổi thành niên, bởi các lẽ sau:

- Thứ nhất, người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng được xác định là có việc làm và có thu nhập hợp pháp, không thể lấy lý do là lao động theo hợp đồng để xác định là không có thu nhập (đa số công dân Việt Nam làm theo chế độ hợp đồng);

- Thứ hai, trường hợp người lao động thuộc đối tượng đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc, đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì trong thời gian sinh và nuôi con nhỏ sẽ được hưởng trợ cấp thai sản;

- Thứ ba, sức khỏe của chị yếu là tạm thời do chị đang sắp sinh.

Vậy, ngoài chồng thì chị vẫn được xác định là lao động có thu nhập và có khả năng nuôi dưỡng cháu bé sắp sinh trên.

Chị vẫn có quyền yêu cầu phía UBND cấp xã giải thích có cơ sở để tránh khúc mắc. Chúng tôi nêu quan điểm dựa trên căn cứ pháp lý, nếu chị có hướng giải quyết khác để xác định chồng thuộc đối tượng được xuất ngũ trước hạn thì có thể đề đạt tới UBND và Ban chỉ huy quân sự huyện để được thụ lý và giải đáp. Trong thời gian khó khăn, chị có thể nhờ tới sự giúp đỡ của hai bên gia đình nội, ngoại để sớm ổn định sức khỏe và chăm sóc tốt cho cháu.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật dân sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.