-->

Nhận nuôi con nuôi khi không có mặt của người cho con nuôi

Việc nhận nuôi con được quy định của pháp luật.

Hỏi: Khi chị H mới 19 tuổi và chưa kết hôn nhưng chị H đã có thai ngoài ý muốn.Gia đình chị vì ngại điều tiếng chê trách của xóm làng nên đưa chị đến ở nhờ nhà người cô họ tại Tây Ninh trong thời gian chờ sinh con. Biết hoàn cảnh của vợ chồng chị Hương mới có một đứa con và không thể sinh con thêm được nữa nên chị Hđồng ý sau khi sinh con sẽ cho cháu làm con nuôi vợ chồng chị Hương. Vì đã thoả thuận với nhau như vậy và muốn giữ bí mật về chuyện này nên khi gần sinh con, chị Hđược chị Hương đón về nhà chăm sóc. Tháng 02 năm 2014, chị Hsinh con và được chị Hương mời bác sỹ về nhà đỡ đẻ tại nhà. Sinh con được 3 tuần, chị Hđể con lại làm con nuôi vợ chồng chị Hương với yêu cầu gia đình chị Hương không được liên lạc với chị H. Theo yêu cầu của vợ chồng chị Hương, chị Hcũng viết một tờ giấy về việc tự nguyện cho con làm con nuôi vợ chồng chị Hương và cam kết sau này không tranh chấp, đòi hỏi quyền lợi gì liên quan đến đứa con. Tờ giấy này có chữ ký của chị H, vợ chồng chị Hương và người làm chứng là cô họ của chị H. Đến ngày 20/7/2014 vợ chồng anh Hậu chị Hương lên xã làm thủ tục nhận con nuôi, nhưng cán bộ tư pháp xã trả lời việc đó không làm được vì việc đăng ký con nuôi cần phải có mặt của bên cho và bên nhận. trường hợp này cán bộ tư pháp xã nên giải quyết như thế nào cho hợp tình hợp lý? (Nguyễn Xuân - Bắc Ninh)

 Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phan Thùy Dung - Tổ tư vấn pháp luật Hôn nhân và Gia đình của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Điều 10 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật nuôi con nuôi thì:"Điều 10. Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi.Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi được thực hiện theo quy định tại Điều 22 của Luật Nuôi con nuôi và quy định cụ thể sau đây:1. Việc đăng ký nuôi con nuôi được tiến hành tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã. Khi đăng ký nuôi con nuôi, cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ, người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng và người được nhận làm con nuôi phải có mặt. Công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi và trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho các bên."

Như vậy việc vợ chồng bạn muốn nhận con nuôi thì cần phải có mặt của chị Hđể hoàn tất thủ tục theo quy định tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật Hôn nhân và Gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.