-->

Người vi phạm giao thông có quyền được xem văn bản xử lý vi phạm không?

Hành vi vi phạm giao thông bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Hỏi: Vào hồi 21h ngày 17/10/2015. Tôi lưu thông trên đường bằng xe mô tô 2 bánh. Trên xe chở 3 người, trong đó 2 người ngồi sau không đội bảo hiểm khi tôi đã cho xe vào quán cafe gần đường thì 2 đồng chí cảnh sát cơ động đến bắt giữ xe. Cảnh sát yêu tôi cho xe xuống đường để sử lý (Trong khi tôi đã giữ nguyên hiện trường xe ở trong quán). Các đồng chí cảnh sát cơ động lập biên bản và khiêng xe tôi lên ô tô. Trước khi cho xe lên các đồng chí không hề thông báo lỗi vi phạm, không cho tôi ký biên bản, không thông qua biên bản đã lập, không kiểm tra tình trạng xe, cốp xe của tôi, không bàn giao biên bản vi phạm.

Tôi nhận thấy tôi đã sai ở 2 điều: 1. Chở số người quá quy định. 2. Chở người không đội mũ bảo hiểm. Mức phạt ở đây theo thông tư 171 là bao nhiêu? Và tôi xin hỏi cảnh sát cơ động có xử lý sai quy định về xử lý vi phạm hay không? Và sai ở những điểm nào, khoản nào? (Đông Quang - Hà Nam)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Ngô Chiến Trung - Tổ tư vấn pháp luật giao thông Công ty Luật TNHH Everest trả lời:

Điểm i, l Khoản 3 Điều 6 Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có quy định xử phạt đối với hành vi trở quá số người quy định và không đủ mũ bảo hiểm như sau: "3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: i) Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ; l) Chở theo 02 (hai) người trên xe, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật".

Theo đó hành vi trở theo 2 người trên xe và người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm đều thuộc Khoản 3 của quy định trên nên bạn sẽ bị xử phạt với mỗi tội là từ 100.000 đến 200.000 đồng. Tổng cộng bạn sẽ bị xử phạt từ 200.000 đến 400.000 đồng.

Cảnh sát cơ động có xử lý sai quy định về xử lý vi phạm hay không? Và sai ở những điểm nào, khoản nào?

Thứ nhất đối với hành vi tịch thu xe:

Khoản 1 Điều 75 Nghị định 171/2013/NĐ-CP có quy định về các trường hợp tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển phương tiện vi phạm như sau:

"1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện đến 07 (bảy) ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các Điều, Khoản, Điểm sau đây của Nghị định này: a) Điểm b Khoản 5; Điểm b, Điểm d Khoản 7; Khoản 8; Khoản 10 Điều 5; b) Điểm b Khoản 5; Điểm b, Điểm e Khoản 6; Khoản 7; Khoản 8; Khoản 9 Điều 6; c) Điểm d Khoản 4; Điểm a Khoản 6; Khoản 7; Khoản 8 Điều 7; d) Điểm d, Điểm đ Khoản 4 Điều 8 trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện; đ) Khoản 4; Điểm d, Điểm đ Khoản 5 Điều 16; e) Khoản 3 Điều 17; g) Điểm a, Điểm đ Khoản 1 Điều 19; h) Khoản 1; Điểm a, Điểm c Khoản 4; Khoản 5; Khoản 6; Khoản 7 Điều 21".

Căn cứ vào quy định trên thì hành vi vi phạm của thuộc vào Điểm i, l Khoản 3 Điều 6 không thuộc các trường hợp được quy định ở trên nên việc cảnh sát giữxe bạn là sai.

Thứ hai về việc lập biên bản không cho bạn ký:

Khoản 9 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về việc lập biên xử lý vi phạm như sau: "Điều125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính. 9. Mọi trường hợp tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề phải được lập thành biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, tình trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ và phải có chữ ký của người ra quyết định tạm giữ, người vi phạm;trường hợp không xác định được người vi phạm, người vi phạm vắng mặt hoặc không ký thì phải có chữ ký của 02 người làm chứng. Biên bản phải được lập thành 02 bản, người có thẩm quyền tạm giữ giữ 01 bản, người vi phạm giữ 01 bản”.

Theo đó việc cảnh sát tạm giữ xe của bạn, lập biên bản mà không cho bạn kí vào biên bản xử lý vi phạm là trái với quy định của pháp luật.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật giao thông mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.