-->

Người có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi

Khi có căn cứ về việc người con nuôi bị lợi dụng, bị bóc lột sức lao động xâm hại đến tính mạng… tùy vào trường hợp cụ thể mà cá nhân là cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ, người giám hộ của con nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi.

Hỏi: Cạnh nhà tôi có một bé gái 12 tuổi, được nhận nuôi từ nhỏ. Hàng ngày, cháu phải làm những công việc rất nặng nhọc, quá sức. Bố mẹ nuôi cháu thường mắng mỏ, đánh đập và thậm chí còn bỏ đói cháu. Đề nghị luật sư tư vấn, ai có thể đứng ra yêu cầu Toà án chấm dứt quan hệ giữa cháu bé và bố mẹ nuôi của cháu?(Nguyễn Thanh - Sóc Sơn).

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198 c
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198 c

Luật gia Vũ Thị Hường - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Điều 4 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định:“Trẻ em, không phân biệt gái, trai, con trong giá thú, con ngoài giá thú, con đẻ, con nuôi, con riêng, con chung; không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội, chính kiến của cha mẹ hoặc người giám hộ, đều được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, được hưởng các quyền theo quy định của pháp luật”
Luật nuôi con nuôi năm 2010 quy định về căn cứ để chấm dứt việc nuôi con nuôi như sau: “Việc nuôi con nuôi có thể bị chấm dứt trong các trường hợp sau đây:…3. Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi; 4. Vi phạm quy định tại Điều 13 của Luật này” (khoản 3, khoản 4 Điều 25).
“Các hành vi bị cấm: 1. Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em”( Điều 13).
“Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi:
1. Cha mẹ nuôi;
2. Con nuôi đã thành niên;
3. Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của con nuôi.
4. Cơ quan, tổ chức sau đây có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi khi có một trong các căn cứ quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 25 của Luật này:
a) Cơ quan lao động, thương binh và xã hội;
b) Hội liên hiệp phụ nữ” (Điều 26).
“Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự” (Điều 10).
Căn cứ các quy định viện dẫn ở trên, khi có căn cứ về việc người con nuôi bị lợi dụng, bị bóc lột sức lao động hoặc bị ngược đãi, xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm… tùy vào trường hợp cụ thể mà cá nhân là cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của con nuôi hoặc bản thân con nuôi (đã đã thành niên) có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi. Đồng thời cơ quan lao động, thương binh và xã hội hoặc Hội liên hiệp phụ nữ cũng có thẩm quyền yêu cầu Tòa án chấm dứt việc nuôi con nuôi.

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.