-->

Người có quyền lợi nghĩa vụ có liên quan có yêu cầu độc lập trong bản án bị đình chỉ

Khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án dân sự đó, nếu việc khởi kiện vụ án không có gì khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp.

Hỏi: Tôi gửi đơn đơn phương ly hôn đến Tòa án. Do có khoản nợ chung tại Ngân hàng, Tòa án đã triệu tập Ngân hàng tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Nay vợ chồng chúng tôi đã hòa giải được với nhau và muốn rút đơn khởi kiện. Đề nghị luật sư tư vấn, nếu tôi rút đơn thì tổ chức ngân hàng có quyền yêu cầu Tòa án tiếp tục giải quyết quyền lợi cho ngân hàng không? (Đặng Hân - Thái Bình)

v
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198


Luật gia Vũ Thị Hường - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi, bổ sung năm 2011 (BLTTDS) quy định:

“Khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án dân sự đó, nếu việc khởi kiện vụ án không có gì khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp, trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 168, các điểm c, e và g khoản 1 Điều 192 của Bộ luật này và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật” (khoản 32 Điều 1).

“2. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập thì có các quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 59 của Bộ luật này.
3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc chỉ có quyền lợi thì có các quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 59 của Bộ luật này.
4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu tham gia tố tụng với bên bị đơn hoặc chỉ có nghĩa vụ thì có các quyền, nghĩa vụ của bị đơn quy định tại Điều 60 của Bộ luật này” (khoản 2, 3, 4 Điều 61).

“1. Sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự các trường hợp sau đây:… c) Người khởi kiện rút đơn khởi kiện và được Tòa án chấp nhận hoặc người khởi kiện không có quyền khởi kiện”;… đ) Các đương sự đã tự thoả thuận và không yêu cầu Toà án tiếp tục giải quyết vụ án” (điểm c, điểm đ khoản 1 Điều 192).

Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12.05.2006 hướng dẫn thi hành các quy định trong phần thứ hai "Thủ tục giải quyết vụ án tại tòa án cấp sơ thẩm" của BLTTDS quy định như sau:
"10.1. Khi người khởi kiện rút đơn khởi kiện, thì Toà án cần phải xem xét trong vụ án có yêu cầu phản tố của bị đơn hoặc yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hay không để quyết định như sau:...b. Trong trường hợp có yêu cầu phản tố của bị đơn và yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, thì tuỳ trường hợp mà giải quyết như sau:
b.1. Trường hợp người khởi kiện rút đơn khởi kiện, bị đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn giữ nguyên yêu cầu độc lập của mình, thì Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự đối với yêu cầu của người khởi kiện đã rút;
b.2. Trường hợp người khởi kiện rút đơn khởi kiện, bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố, nhưng người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn giữ nguyên yêu cầu độc lập của mình, thì Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự đối với yêu cầu của người khởi kiện và yêu cầu phản tố của bị đơn đã rút;
...c. Sau khi ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu của đương sự đã rút được hướng dẫn tại điểm b tiểu mục 10.1 mục 10 này, Toà án tiếp tục giải quyết vụ án theo thủ tục chung đối với yêu cầu phản tố của bị đơn hoặc yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để xác định lại địa vị tố tụng của các đương sự theo đúng quy định tại Điều 219 của BLTTDS và hướng dẫn tại mục 7 Phần III của Nghị quyết này..." (tiết b, tiết c điểm 10.1 Điều 10).

Như vậy, trong quá trình giải quyết vụ án ly hôn, nếu đương sự không yêu cầu giải quyết việc ly hôn nữa thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Do đó, nếu ngân hàng không có yêu cầu độc lập và tham gia với tư cách là người có quyền và nghĩa vụ liên quan từ yêu cầu của vợ hoặc chồng thì việc đình chỉ giải quyết vụ án ly hôn bao gồm luôn cả việc không tiếp tục giải quyết quyền lợi cho ngân hàng. Trường hợp ngân hàng có yêu cầu độc lập, thì họ có quyền và nghĩa vụ tố tụng như một nguyên đơn hoặc bị đơn. Do đó, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án ly hôn không bao gồm cả quan hệ đòi nợ (quyết định đình chỉ giải quyết một phần vụ án dân sự). Tòa án phải ra thông báo thay đổi địa vị tố tụng và tiếp tục giải quyết vụ án.

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật tố tụng dân sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.