Bồi thường tiền viện phí là một trong những chi phí được bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Hỏi:Mẹ em bị tai nạn giao thông, nằm viện 17 ngày, tổng chi phí điều trị là 29 triệu đồng. Do gia đình thuộc diện hộ nghèo và có bảo hiểm y tế nên chỉ trả viện phí là 2 triệu đồng. Bây giờ bên gây tai nạn chỉ đền bù theo số tiền 2 triệu đồng như vậy có đúng không?(Đỗ Vũ Hà - Hà Nội).
Luật gia Nguyễn Thị Hoài Thương - Tổ tư vấn pháp luật hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:
Thiệt hại do bị tai nạn giao thông nếu không có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự được coi là thiệt hại ngoài hợp đồng, cụ thể là thiệt hại do sức khỏe bị xâm hại.Vấn đề bồi thường thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm trước hết do các bên thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường và phương thức bồi thường. Nếu các bên không thể tự thỏa thuận được thì tòa án sẽ giải quyết theo quy định pháp luật. Việc bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được quy định tại Điều 609.Cụ thể hơn, tại của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì việc bồi thường thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm được bồi thường bao gồm:
- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu... theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khoẻ cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ... để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do sức khoẻ bị xâm phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó.
- Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.
- Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khoẻ bị xâm phạm: Tối đa không quá 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường
Bên cạnh đó, vềnghĩa vụ chứng minh của các bên đương sự,người bị thiệt hại yêu cầu bồi thường thiệt hại phải nêu rõ từng khoản thiệt hại thực tế đã xảy ra, mức yêu cầu bồi thường và phải có chứng từ hoặc giấy biên nhận hợp lệ về các khoản chi phí hợp lý, về thu nhập của người bị thiệt hại. Mà thiệt hại thực tế ở đây phải là những khoản thiệt hại mà người bị hại phải trực tiếp gánh chịu. Cụ thể, sau khicơ quan bảo hiểm y tế đã thanh toán chế độ bảo hiểm y tế cho mẹ bạn, gia đình bạn chỉ phải chịu thiệt hại thực tế cho việc "cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại"là khoản viện phí 2 triệu đồngthìgia đình chỉ có thể yêu cầu bên gây thiệt hại bồi thường khoản tiền này.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật hợp đồng mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận