Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Hỏi: Vì tôi có quen chủ hiệu cầm đồ nên bạn tôi có 2 lần nhờ tôi đi cầm cố để bạn tôi lấy tiền sử dụng cá nhân. Tôi ký xác nhận vào 2 giấy vay tiền với chủ hiệu theo đúng số tiền mỗi lần cầm cố. Sau đó tôi đem một giấy vay tiền khác đã có chữ ký của chủ hiệu cầm đồ về cho bạn tôi viết tổng số tiền vay đủ 25 triệu của cả 2 lần mà tôi đã cầm cố hộ và bạn tôi đã ký xác nhận theo nội dung nhận vay số tiền là 25 triệu vào giấy vay đó.Thưa luật sư tuy đến nay đã hơn một tháng bạn tôi đã gửi nhờ tôi trả tiền lãi xuất đầy đủ nhưng tôi lo quá nếu như xe máy và máy tính đó mà bạn tôi đi lừa dối người khác thì tôi phải làm sao? (Đỗ Vũ Hà - Hà Nội).
Luật gia Nguyễn Thị Hoài Thương - Tổ tư vấn pháp luật hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:
- Thứ nhất, về việc tiêu thụ tài sản phạm pháp
Tại Điều 250 Bộ luật Hình sự quy định về Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có như sau:
“1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm .
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:A) Có tổ chức;B) Có tính chất chuyên nghiệp ;C) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị lớn;D) Thu lợi bất chính lớn;
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm:A) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị rất lớn;B) Thu lợi bất chính rất lớn.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:A) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị đặc biệt lớn;B) Thu lợi bất chính đặc biệt lớn.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.”
Tại Khoản 4 Điều 2 Thông tư số 09/2011/TTLT-BCA-BQP-BTP-NHNNVN-VKSNDTC-TANDTC có quy định: “Tài sản, vật phạm pháp có giá trị lớn” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 250 Bộ luật hình sự là tài sản, vật phạm pháp có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.
Trường hợp bạn chứng minh được là bạn không biết chiếc xe máy và máy tính mà người bạn nhờ bạn mang đi cầm cố hộ là tài sản do người bạn đó thực hiện hành vi vi phạm pháp luật mà có được thì bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội quy định tại Điều 250 Bộ luật Hình sự.
- Thứ hai, nghĩa vụ thanh toán tài sản cầm cố
Theo thông tin bạn cung cấp, khi bạn làm thủ tục cầm cố 1 chiếc xe máy và 1 máy tính xách tay với cửa hàng cầm đồ bạn đã ký xác nhận vào giấy vay tài sản của cửa hàng cầm đồ. Tuy nhiên, bạn lại mang 1 giấy vay tài sản khác đã có chữ ký của chủ của hàng cầm đồ về cho bạn của bạn ký.
Theo thông tin bạn cung cấp như vậy, chúng tôi hiểu trong trường hợp này đã phát sinh 2 mối quan hệ vay tài sản khác nhau. Cụ thể:
+ Quan hệ thứ nhất: Quan hệ vay tài sản giữa bạn với chủ cửa hàng cầm đồ
Vì 2 lần cầm cố bạn đã ký xác nhận vào 2 giấy vay tài sản và tổng giá trị tài sản là 25 triệu đồng. Như vậy, thực chất bạn đã giao kết hợp đồng vay tài sản với chủ của hàng cầm đồ.
+ Quan hệ thứ hai, Quan hệ vay tài sản giữa bạn của bạn với chủ cửa hàng cầm đồ.
Theo thông tin bạn cung cấp, khi thực hiện xong 2 giao dịch cầm cố tài sản bạn đã ký xác nhận vào giấy vay tài sản nhưng lại mang 1 giấy vay tài sản khác với giá trị 25 triệu đồng đã có chữ ký của chủ cửa hàng cầm đồ về cho bạn của bạn ký xác nhận. Như vậy, về mặt giấy tờ bạn của bạn đã giao kết 1 hợp đồng vay tài sản với chủ cửa hàng cầm đồ.
Như vậy, cả 2 bạn đều có nghĩa vụ thanh toán số tiền vay theo giá trị trong hợp đồng đã được giao kết có ký xác nhận của các bên.
Vì là 2 hợp đồng vay tài sản khác nhau do đó bạn vẫn phải có nghĩa vụ hoàn trả số tiền cho chủ cửa hàng cầm đồ. Và bạn có thể yêu cầu người bạn của mình thanh toán cho bạn số tiền mà người đó đã nhờ bạn giao dịch với cửa hàng cầm đồ nếu như bạn có giấy tờ về sự thỏa thuận về việc này.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận