Căn cứ Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, cho phép mang thai hộ từ 1/1/2015
Hỏi: Anh của em hiện nay 35 tuổi, có kết hôn và đã ly hôn, sức khỏe sinh sản bình thường. Vì lý do cá nhân nên cả hai vợ chồng chưa có con cho tới lúc ly hôn. Hiện anh của em không muốn kết hôn, nhưng vẫn muốn có 1 đứa con cho riêng mình một cách hợp pháp. Vậy có cách nào giúp anh của em không ạ? (Thái Hòa - Hà Nội)
Luật gia Nguyễn Thanh Thu - Tổ tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình Công ty Luật TNHH Everest trả lời:
Về việc anh bạn muốn có con hợp pháp. Căn cứ luật hôn nhân 2014, cho phép mang thai hộ từ 1/1/2015 - Vợ, chồng đang không có con chung, đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản có thể nhờ người mang thai hộ từ ngày 01/01/2015 là nội dung nổi bật quy định tại Luật Hôn nhân và Gia đình, số 52/2014/QH13 được Quốc hội thông qua.
Do đó việc mang thai hộ chỉ áp dụng khi anh bạn đang trong quá trình hôn nhân màcó xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản có thể nhờ người mang thai hộ.
Ngoài ra anh trai bạn có thể tiến hành thủ tục nhận nuôi con nuôi để có con một cách hợp pháp.
Theo Khoản 1, Điều 18 quy định điều kiện đối với người nhận con nuôi như sau:
“1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
d) Có tư cách đạo đức tốt”.
Đối chiếu với trường hợp của anh bạn để biết thêm thông tin.
Theo đó bạnlàm thủ tục nhận con nuôi theo quy định tại. Cụ thể như sau:
1. Ðơn xin nhận con nuôi có xác nhận của cơ quan đơn vị nơi người nhận nuôi công tác (đối với CB-CC, người lao động; lực lượng vũ trang) hoặc UBND Phường nơi cư trú ( đối với nhân dân) của người nhận nuôi.
2.Cam kết về việc chăm sóc giáo dục đứa trẻ. Nếu có vợ hoặc chồng phải có chữ ký của cả vợ và chồng.
3. Giấy thỏa thuận về việc đồng ý cho trẻ em làm con nuôi của cha mẹ đẻ, người giám hộ, cơ sở y tế hoặc cơ sở nuôi dưỡng (có xác nhận UBND nơi cư trú hoặc nơi có trụ sở của cơ sở y tế) .
4. Giấy khai sinh của người nhận nuôi con nuôi và của người được nhận làm con nuôi (trường hợp trẻ em chưa được khai sinh, thì phải đăng ký khai sinh trước khi đăng ký nhận nuôi con nuôi)
5. Chứng minh nhân dân của người nhận nuôi con nuôi.
6. Hộ khẩu của người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi.
7. Nếu người được nhận làm con nuôi từ 9 tuổi trở lên, thì phải có sự đồng ý của người đó.
Trường hợp của anh bạn, trước khi đăng ký nhận con nuôi thì anh bạn phải đi làm giấy khai sinh cho đứa trẻ trước.
Nơi nộp hồ sơ: Đăng ký tại UBND Phường nơi cư trú của người nhận con nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận