Giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân phải có công chứng theo quy định của pháp luật về công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đối với chữ ký của người bán, cho, tặng xe theo quy định của pháp luật về chứng thực.
Hỏi: Tôi có bán một chiếc xe máy cho người trong gia đình chưa có Giấy phép lái xe. Tôi chỉ viết tay chứ chưa công chứng. Vậy tôi muốn hỏi là: Như vậy thì tôi có phải chịu trách nhiệm hình sự cho người không đủ điều kiện điều khiển xe không? Và bây giờ tôi cầm giấy tay đó đi công chứng ủy quyền mua bán cho tặng thì tôi hết trách nhiệm với chiếc xe đúng không? Và nó có hiệu lực từ ngày công chứng hay ngày tôi viết giấy tay? (Ngô Thị Huyền - Hải Phòng)
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật gia Ngô Kiều Chinh - Tổ tư vấn pháp luật hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Theo điểm g khoản 1 Thông tư 15/2014/TT-BCA về đăng kí xe: "Giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân phải có công chứng theo quy định của pháp luật về công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đối với chữ ký của người bán, cho, tặng xe theo quy định của pháp luật về chứng thực". Như vậy trong trường hợp của anh (chị), anh (chị) bán xe và chỉ làm giấy tờ viết tay không có công chứng hoặc chứng thực nên hợp đồng bán xe của anh (chị) không có hiệu lực pháp luật và anh (chị) vẫn là chủ sở hữu của chiếc xe. Điều 205 Bộ Luật Hình sự quy định: "Người nào điều động hoặc giao cho người không có giấy phép hoặc bằng lái xe hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến ba năm".
Như vậy hành vi khách quan cấu thành tội phạm bao gồm 2 hành vi sau: Chủ sở hữu của chiếc xe điều động hoặc giao cho người không có giấy phép hoặc bằng lái hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật về điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ; Có thiệt hại có tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe tài sản của người khác. Trong bài viết của anh (chị), anh (chị) chỉ nói đến việc anh (chị) bán xe cho người không có giấy phép lái xe ( hợp đồng bán xe là hợp đồng vô hiệu do vi phạm về hình thức) mà không nói đến vấn đề khác như anh (chị) đã chuyển giao xe cho bên mua chưa hay bên mua có điều khiển xe và gây tai nạn giao thông không? Tuy nhiên chúng tôi có thể khẳng định anh (chị) chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi anh (chị) đã giao xe ( lúc này vẫn còn thuộc sở hữu của anh (chị)) cho người không có giấy phép lái xe điều khiển và người này khi điều khiển xe đã gây tai nạn giao thông làm thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe tài sản của người khác.
Khoản 2 Điều 439 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì “Đối với tài sản mua bán mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì quyền sở hữu được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản đó". Thông tư 15/2014/TT-BCA quy định việc bán xe phải lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Theo khoản 2,3 điều 6 Thông tư 15/2014/TT-BCA thì: "1.Ngay khi có quyết định điều chuyển, bán, cho, tặng xe, chủ xe phải thông báo bằng văn bản theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này đến cơ quan đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký xe đó để theo dõi. Trường hợp chủ xe không thông báo thì tiếp tục phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về chiếc xe đó đến khi tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng xe làm thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe. 3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe".
Như vậy theo quy định của pháp luật thì sau khi hoàn tất thủ tục bán xe có công chứng hoặc chứng thực anh cần phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan đã đăng cấp giấy chứng nhận đăng ký xe đó để theo dõi. Như vậy trong trường hợp này anh sẽ không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về chiếc xe đó nữa mặc dù lúc này anh vẫn là chủ sở hữu của chiếc xe.Trường hợp anh không làm văn bản thông báo đến cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký xe đó thì anh tiếp tục phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về chiếc xe đó đến khi tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng xe làm thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe.Theo Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 thì từ 01/01/2015, nếu phát hiện chủ phương tiện khi mua bán xe không thực hiện sang tên đổi chủ sẽ bị phạt mức cao nhất là 4 triệu đồng. Cụ thể, sẽ xử phạt từ 1 triệu đến 2 triệu đồng đối với cá nhân; từ 2 triệu đồng đến 4 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự không làm thủ tục đăng ký sang tên xe.
Khuyến nghị:
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật hợp đồng mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận