Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.
Tài sản bảo đảm cũng chính là tài sản nói chung theo quy định của pháp luật.Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về tài sản như sau:
"1- Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản; 2- Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai" (Điều 105)
Trong pháp luật kế toán, bất động sản và động sản có thể được phân chia thành tài sản cố định và tài sản lưu động. Tài sản cố định gồm tài sản cố định hữu hình và vô hình. Tài sản cố định hữu hình là "a- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; b- Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên; c- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên. (Điều 3, về ‘Tiêu chuẩn vấ nhận biết tài sản cố định”, Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25-4-2013 của Bộ trưỏng Bộ Tài chính “Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cô' định” (sửa đổi, bổ sung theo hai Thông tư sô' 147/2016/TT-BTC ngày 13-10-2016 và sô' 28/2017/TT-BTC ngày 12-4-2017).
Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định tài sản đảm bảo phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm:"1- Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu." (khoản 1 Điều 295).Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật" (Điều 158);"Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu: Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội" (Điều 186); "Quyền sử dụng: Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản; Quyền sử dụng có thể được chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật". (Điều 189); "Quyền định đoạt: Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản." (Điều 192)
Trong trường hợp bên bảo đảm dùng tài sản không thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự thì chủ sở hữu có quyền đòi lại tài sản.
Thứ hai, thực hiện giao dịch bảo đảm
Chủ sở hữu có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện giao dịch bảo đảm.
Thứ ba, hình thức của tài sản bảo đảm
Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai (khoản 3 Điều 295); Tài sản hình thành trong tương lai gồm các động sản và bất động sản, trừ quyền sử dụng đất; (Điểm c khoản 2 Điều 4 về “Tài sản bảo đảm”, Nghị định sô' 163/2006/NĐ-CP ngày 29-12-2006 của Chính phủ về “Giao dịch bảo đảm” (sửa đổi, bổ sung theo Nghị định sô' 83/2010/NĐ-CP, Nghị định sô' 05/2012/NĐ-CP và Nghị định sô' 11/2012/NĐ-CP).
Thứ tư, tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được (khoản 2 Điều 295 Bộ luật Dân sự năm 2015); tức là phải được xác định một cách rõ ràng, cụ thể, có cơ sở. Riêng đôi vối tài sản hình thành trong tương lai thì nhiều khi không xác định được một cách rõ ràng, hay nói cách khác chỉ là tương đối;
Thứ năm, giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm (Khoản 2 Điều 295 Bộ luật Dân sự năm 2015). Việc xác định này cũng chỉ là tương đôi, đến khi xử lý tài sản để thực hiện nghĩa vụ thì có thể thay đổi. Điều này cũng phù hợp với quy định, một tài sản bảo đảm có thể sử dụng để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ của một người hoặc nhiều người nhận bảo đảm.
Các từ “hoặc” được sử dụng trong cụm từ, tài sản đặt cọc và tài sản ký cược là “tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác” theo quy định tại khoản 1 Điều 329 của Bộ luật Dân sự năm 2015 "1-Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng."là không chính xác, vì hoàn toàn có thể cùng một lúc sử dụng 2 hoặc cả 3 loại tài sản để đặt cọc, ký cược, chứ không bị hạn chế việc đã dùng tiền thì loại trừ kim khí quý hay đã dùng đá quý thì không được đồng thời dùng vật có giá trị khác để đặt cọc, ký cược.
Cũng tương tự như đối với tài sản đặt cọc, ký cược, Bộ luật dân sự năm 2015 quy định, tài sản ký quỹ: "1- Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ". (khoản 1 Điều 330)là không chính xác, vì cùng một lúc hoàn toàn có thể ký quỹ bằng 2 hoặc cả 3 loại tài sản, chứ không phải đã dùng tiền thì phải loại trừ kim khí quý, đá quý hay giấy tồ có giá để ký quỹ.
Ngoài ra, trong trường hợp người thứ ba giữ tài sản thế chấp phải bồi thường thiệt hại do làm mất tài sản thế chấp, làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị tài sản thế chấp thì số tiền bồi thường trở thành tài sản bảo đảm
Luật gia Nguyễn Thị Hoài Thương - Phòng tư vấn doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn 1900 6198, tổng hợp.
Khuyến nghị:
- Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected], [email protected]
Bình luận