Buôn bán hàng tạp hóa tại nhà, bán những thứ như bánh kẹo, giấy vệ sinh, dầu ăn các phụ gia trong nấu ăn phục vụ trong phạm vi nhỏ, lẻ phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Hỏi: Gia đình tôi bố mẹ có buôn bán hàng tạp hóa tại nhà, bán những thứ như bánh kẹo, giấy vệ sinh, dầu ăn các phụ gia trong nấu ăn phục vụ trong phạm vi nhỏ, lẻ. Đề nghị Luật sư tư vấn, chúng tôi có cần phải đăng ký kinh doanh không? (Đỗ Văn Anh - Hà Nội)
Luật gia Nguyễn Thị Hoài Thương - Tổ tư vấn Luật Doanh nghiệp Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Điều 3, Nghị định 37/2009/NĐ - CP của Chính phủ ngày 16/03/2007 về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh quy định như sau:
“1. Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:
a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong; b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định; c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định; d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ; đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định; e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
2. Kinh doanh lưu động là các hoạt động thương mại không có địa điểm cố định”.
Như vậy, trường hợp bán hàng của gia đình anh (chị) sẽ cần phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nêu trên, và anh (chị) có thể lựa chọn đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể hoặc thành lập doanh nghiệp mới tùy mong muốn và quy mô hoạt động của.
Khuyến nghị:
1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
2. Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận