Các hình thức trách nhiệm đối với bên vi phạm trong hợp đồng thương mại quốc tế bao gồm: Buộc thực hiện đúng hợp đồng, phạt hợp đồng, bồi thường thiệt hại, hủy hợp đồng.
Thứ nhất, các hình thức trách nhiệm
Một là, thực hiện thực sự (buộc phải thực hiện đúng)
Thực hiện thực sự là một hình thức chế tài được áp dụng đối với bên không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đã ghi trong hợp đồng. Thực chất của chế tài này là buộc bên vi phạm hợp đồng phải thực hiện một cách đầy đủ những điều đã cam kết. Chế tài này được áp dụng trong các trường hợp không giao hàng hoặc giao hàng thiếu, hoặc giao hàng có phẩm chất không đúng với thỏa thuận trong hợp đồng.
Nếu một bên chủ thể không thực hiện nghĩa vụ ghi trong hợp đồng thì họ phải trả cho bên chủ thể kia một sô' tiền nhất định như đã thỏa thuận hoặc theo quy đinh của pháp luật áp dụng đối với hợp đồng.
Phạt hợp đồng có thổ được chia làm hai loại: Loại phạt bội ước và phạt vạ. Phạt bội ước là hình thức mà sau khi nộp tiền, bên bị phạt thoát ra khỏi trách nhiệm thực hiện hợp đồng. Phạt vạ là hình thức sau khi nộp một khoản tiền phạt bên vi phạm vẫn phải thực hiện những nghĩa vụ của mình ghi trong hợp đồng.
Nếu do việc vi phạm hợp đồng của một bên đã làm cho bên kia bị thiệt thì bên gây thiệt hại phải trả cho bên bị thiệt hại một khoản tiền nhất định. Số tiền này được tính trên cơ sở mức độ thiệt hại vật chất trực tiếp cùa việc vi phạm hợp đồng.
Theo Công ước của Liên hợp quốc về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế năm 1980 thì “Thiệt hại hàng hoá do vi phạm của một bên hợp đồng là tổng số tổn thất (bao gồm cả lợi ích đã bị mất) mà bên kia phải chịu do hậu quả của việc vi phạm hợp đồng. Những thiệt hại như vậy không thể vượt quá tổn thất mà bên vi phạm hợp đồng đã dự đoán được hoặc buộc phải dự đoán được trong thời điểm ký hợp đồng như là hậu quả có thể xảy ra nếu vi phạm hợp đồng (có tính đến các tình tiết mà bên vi phạm hợp đồng đã biết hoặc cần phải biết vào thời điểm đó)" (Điều 74).
Nếu một bên vi phạm những điều khoản chủ yếu của hợp đồng thì bên bị vi phạm có quyền tuyên bố hủy hợp đồng. Tuy nhiên, theo Công ước của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế năm 1980, "Nếu thời gian cho phép, bên có ý định tuyên bố hủy hợp đồng phải gửi thông báo cho phía bên kia dể tạo điều kiện cho việc hoàn thành nghĩa vụ của mình" (Điều 72) và “Tuyên bố hủy bỏ hợp đồng chỉ có giá trị trong trường hợp nó được đưa ra cho phía bên kia dưới hình thức thông báo" (Điều 26).
Hậu quả pháp lý của chế tài hủy hợp đồng là các bên đó là không phải thực hiện những nghĩa vụ đã ghi trong hợp đồng và khôi phục lại tình trạng ban đẩu như khi chưa ký hợp đồng. Đồng thời, nếu bên vi phạm hợp đồng đã gây ra thiệt hại cho phía bên kia thì phải có trách nhiệm bồi thường những thiệt hại đó. Vấn đề này được Công ước của Liên hợp quốc về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế năm 1980 quy định cụ thể trong các Điều 81, 82, 84.
Thứ hai, các trường hợp miễn trách nhiệm
Bên vi phạm hợp đồng có thể được miễn trách nhiệm trước bên kia trong một số trường hợp sau:
Bất khả kháng là sự kiện khách quan xảy ra ngoài ý muốn và dự kiến của các bên trong thời gian ký kết, thực hiện hợp đồng và khi sự kiện đó xảy ra, dù đã làm hết khả năng cùa mình nhưng bên vi phạm vẫn không thể khắc phục được.
Bên vi phạm sẽ được giải phóng khỏi trách nhiệm trong trường hợp hợp đồng quy định được miễn trách nhiệm.
Nếu lỗi của trái chủ là nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp gây nên sự vi phạm hợp đồng của thụ trái thì thụ trái được miễn trách nhiệm. Trong trường hợp này, để được miễn trách nhiệm, thụ trái phải chứng minh được lỗi của trái chủ là nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp dẫn đến vi phạm hợp đồng của mình.
Khi lỗi của người thứ ba là nguyên nhân trực tiếp và chủ yếu dẫn đến việc vi phạm hợp đồng (với điều kiện lỗi của người thứ ba là ngẫu nhiên) thì bên vi phạm cũng được miễn trách nhiệm, nếu chứng minh được điều đó là thực tế. Việc miễn trách nhiệm cho bên vi phạm hợp đồng được quy định cụ thể tại Điều 79 Công ước của Liên hợp quốc về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế năm 1980.
Lý do khách hàng lựa chọn dịch vụ của Công ty Luật TNHH Everest:
Về mức thù lao luật sư của Công ty Luật TNHH Everest:
- Bài viết trong lĩnh vực pháp luật thương mại được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected].
Bình luận