Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Hỏi: Em và chồng cũ ly hôn từ năm 2014 và có hai con trai, một bé 10 tuổi, một bé 07 tuổi. Theo quyết định thì mỗi người nuôi một đứa và chồng cũ phải chu cấp cho đứa con ở với em là 2.000.000 đồng/tháng. Nhưng từ lúc ly hôn đến nay chỉ chu cấp được 04 lần.Và hơn nữa là đứa được tòa xét là ở với ba nhưg không ở với ba mà ở với ông bà nội. Hiện nay đã có gia đình riêng và đã có con. Không trực tiếp nuôi con nhưng cũng không thường xuyên thăm con, 01 tuần gọi điện thoại 01 lần, 02 tuần thăm con 01 lần. Về bé ở với ông bà nội thì thiếu thốn tình cảm của cha mẹ, tuy là ba giành quyền nuôi. Hiện giờ em và bé 07 tuổi đang ở với mẹ. Còn về phía bên kia thì phải sống nhờ nhà vợ và có 03 đứa con(01 đứa khoảng 01 tuổi và đang mag thai hai đứa), ông bà nội thì ở nhà thuê. Em nhận thấy về bé thì thể trạng rất ốm yếu (10 tuổi nhưng bé chỉ được 24kg thôi) và đủ thứ bệnh (bị chàm,suy nhược cơ thể, thiếu máu....) mà ba bé vẫn không lo, có trao đổi thì ba bé chỉ nói là: biết rồi. Nhờ Luật sư tư vấn, làm sao để em được quyền nuôi con? (Minh Ngọc - Tuyên Quang)
Luật gia Trần Bảo Ngọc - Tổ tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Bạn có thể giành lại quyền nuôi con nếu bạn có đầy đủ căn cứ chứng minh chồng cũ của bạn không còn đủ điều kiện để có thể chăm sóc, nuôi dưỡng con trai bạn, trong trường hợp này, Tòa sẽ có căn cứ để thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôntheo Điều 84 như sau:
"1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ".
Trong trường hợp của bạn,con trai bạn đã 10 tuổi nên ngoài điều kiện bạnchứng minh đượcchồng cũ không đủ khả năng cũng như điều kiện tốt nhất cho con thì bạn cần xem xét nguyện vọng của con bạn nữa.
Khuyến nghị:
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận