Công ty Luật TNHH Everest tư vấn nộp đơn ly hôn.
Hỏi: Vợ chồng chúng tôi muốn ly hôn và cả hai đều thuận tình ký, người viết đơn là chồng tôi nhưng hiện tại chồng tôi không có mặt tại nơi cư trú thì tôi có thể đem đơn đó đi nộp được không?Và có cần phải xác nhận của địa phương nơi chúng tôi cư trú hay không? (Thu Hà - Quảng Ninh)
Luật gia Nguyễn Thành Đạt - Tổ tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Theo khoản 1, Điều 51 Luật HN&GĐ năm 2014 về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn:
"1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ".
Theo đó khi thuận tình ly hôn là cả hai người vợ và chồngcùng yêu cầu tòa án công nhận việc thuận tình ly hôn của 2 bên dựa trên sự tự nguyện ly hôn nên việc nộp đơn thì cả bạn vàchồng bạnđềucó thể nộp đơn đểyêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn này . Bản chất của việc bạn nộp đơn ra Tòa án trong trường hợp thuận tình ly hônlà thay mặt cả vợ và chồng nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết chứ không phải là bạn nộp đơn thay cho chồng bạn. Vì vậy, bạn hoàn toàncó thể nộp đơn mà chồng bạn đã viết lên Tòa án vì trong nội dungđơnyêu cầu công nhận thuận tình ly hôn thể hiện rõ việc cả 2 bên đềuyêu cầu chứ không phải riêng người viết đơn yêu cầu giải quyết.
- Hồ sơ thuận tình ly hôn:
+ Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn (theo mẫu của Tòa án nhân dân cấp huyện nơi mà một trong 2 bên vợ chồng cư trú) và có xác nhận của UBND xã phường về nguyên nhân ly hôn.
+ Bản chính giấy chứng nhận đăng kí kết hôn của hai vợ chồng.
+ Bản sao chứng thực giấy chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu của 2 vợ chồng.
+ Bản sao chứng thực giấy khai sinh của con chung (nếu có).
+ Bản sao chứng thực giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản chung của 2 vợ chồng: như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng kí xe,…(nếu có tranh chấp về tài sản).
- Trình tự và thời gian giải quyết:
+ Sau khi vợ/chồng gửi hồ sơ xin ly hôn đến tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi 1 trong 2 vợ chồng cư trú, trong thời hạn 5 ngày làm việc tòa án sẽ kiểm tra đơn và gửithông báo nộp tạm ứng án phí.
+ Sau khi nhận được thông báo tạm ứng án phí, nguyên đơn phải nộp tiền tạm ứng án phí tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.
+ Trong thời hạn 15 ngày làm việc Tòa án tiến hành mở phiên hòa giải. Nếu Hòa giải không thành, xét thấy 2 bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Toà án công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận về tài sản và con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con; nếu không thoả thuận được hoặc tuy có thoả thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Toà án quyết định.
+ Trong thời 7 ngày làm việc từ ngày hòa giải không thành (không thay đổi quyết định về việc ly hôn), nếu các bên không thay đổi ý kiến Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.
- Tiền án phí: Theo quy định tại Pháp lệnh Án phí, Lệ phí tòa án năm 2009:
+ Nếu trường hợp thuận tình ly hôn của bạn không có tranh chấp về tài sản thì tiền án phí sơ thẩm là 200.000 VNĐ.
Khuyến nghị:
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận