Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Pháp luật dân sự hiện hành quy định về di chúc thừa kế như thế nào? Quyền của người lập di chúc? Di chúc phải có những nội dung gì?
Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về quyền của người lập di chúc và nội dung của di chúc như sau:
Điều 626. Quyền của người lập di chúc:Người lập di chúc có quyền sau đây:1- Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;2- Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;3- Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;4- Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;5- Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản”.
Nội dung của di chúc bao gồm các nội dung chủ yếu được quy định tại Điều 631 như sau:"1- Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau: (a) Ngày, tháng, năm lập di chúc; (b) Họ, tên và nơi cư trú của ngừi lập di chúc; (c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; (d) Di sản để lại và nơi có di sản.2- Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, di chúc có thể có các nội dung khác....”
Người lập di chúc có quyền để lại một phần hoặc toàn bộ tài sản cho một cá nhân, pháp nhân.
Về nguyên tắc, di sản thừa kế sẽ được phân chia theo ý chí của người để lại di chúc, trừ trường hợp quy định tại Điều 644 Bộ luật dân sự năm 2015 về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc và những người không được quyền hưởng si sản. Cụ thể như sau:
Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc: "1- Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó: (a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; (b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.2- Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này”.
Điều 621. Người không được quyền hưởng di sản: "1- Những người sau đây không được quyền hưởng di sản: (a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó; (b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại sản; (c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng; (d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di chúc”.
Do đó, trong trường hợp người lập di chúc không cho con chưa thành niên, cha mẹ, vợ chồng hoặc con thành niên mà không có khả năng lao động hưởng phần di sản hoặc cho những người này hưởng ít hơn hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật thì họ vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật mà không phụ thuộc vào nội dung di chúc.
Luật gia Nguyễn Thị Liên - Phòng Dân sự - Thương mại, Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn 1900 6198, tổng hợp.
Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
- Trụ sở: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
- Chi nhánh Hà Nội: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
- Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6198
- E-mail: [email protected], hoặc E-mail: [email protected].
Bình luận