Công ty Luật TNHH Everest tư vấn trách nhiệm của người bảo lãnh khi nghĩa vụ trả nợ đến hạn.
Hỏi: Thời gian trước đây, vợ tôi có đứng ra vay ngân hàng 1 món tiền, hàng tháng trả 1 phần gốc và lãi và tôi là người ký bên liên đới. Do mẫu thuẫn trong cuộc sống, hiện tại chúng tôi ly thân, và chưa ra tòa ly hôn. Hiện tại vợ tôi đã nghỉ việc ở công ty trước đây làm. Vài tháng gần đây, vợ tôi không trả được số tiền hàng tháng, nên bên ngân hàng có liên lạc với tôi để giải quyết, yêu cầu tôi trả tiền, nếu không sẽ làm văn bản lên cơ quan của tôi. Là người liên đới thì có trách nhiệm gì? Và khi vợ tôi có nói tôi không có trách nhiệm, sẽ tự trả, thì về phía ngân hàng họ có thể giải quyết như thế nào? (Quang Hải - Hưng Yên)
Việc bảo lãnh sẽ chấm dứt theo quy định tại điều 371 Bộ luật dân sự 2005:
"Việc bảo lãnh chấm dứt trong các trường hợp sau đây:1. Nghĩa vụ được bảo đảm bằng bảo lãnh chấm dứt;2. Việc bảo lãnh được huỷ bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;3. Bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;4. Theo thoả thuận của các bên".
Do anh là người bảo lãnh nên nếu như đến hạn thanh toán nghĩa vụ mà vợ anh chưa trả nợ được cho ngân hàng đồng thờikhông được gia hạn thời gian trả nợthì khi đó anh sẽ là người có nghĩa vụ thanh toán khoản nợ này thay cho vợ anh. Ngân hàng có quyền yêu cầu anh thanh toán nghĩa vụ theo như đã cam kết trong hợp đồng, sau khi thanh toán nghĩa vụ trả nợ anh có quyền yêu cầu vợ anh bồi hoàn lại khoản tiền này. Nếu đến hạnanh từ chối thanh toán nghĩa vụ này thì Ngân hàng có cơ sở để khởi kiện yêu cầu anh hoàn trả nghĩa vụ bằng tài sản thay cho vợ anh theo quy định tại điều 369 Bộ luật dân sự 2005vềxử lý tài sản của bên bảo lãnh:“Trong trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh, mà bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải đưa tài sản thuộc sở hữu của mình để thanh toán cho bên nhận bảo lãnh”.
Tuy nhiên, khi đến hạn mà chưa trả hết nợvợ anh có thể xin gia hạn thời gian trả nợ vớiNgân hàng. Khi này Ngân hàng tùy từng trường hợp cụ thể có thểgia hạnnếu xét thấy khả năng trả nợ vẫn còn.
Thứ hai
Mặc dù giữa anh và vợ anh đã có thỏa thuận vợ anh sẽ là người trực tiếp chi trả khoản nợ này tuy nhiên thỏa thuận hủy bỏviệc bảo lãnh này phải được sự đồng ý của bên nhận bảo lãnh là Ngân hàng. Nếu không có sự xác nhận này thì thỏa thuận giữa anh và vợ anh sẽ không được pháp luật công nhận theo quy định tại điều 370 Bộ luật dân sự 2005 về huỷ bỏ việc bảo lãnh:
“Việc bảo lãnh có thể được huỷ bỏ nếu được bên nhận bảo lãnh đồng ý, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận