-->

Luật sư tư vấn: Thủ tục ly hôn khi chồng đang ở nước ngoài?

Công ty Luật TNHH Everest tư vấn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài...

Hỏi: Chồng tôi đang đi lạo động tại nước ngoài. Tôi muốn làm đơn ly hôn với chồng tôi nhưng giấy đăng ký kết hôn chồng tôi giữ, vậy hồ sơ để tôi muốn xin ly hôn tôi cần có những gì? Quyền nuôi con thuộc về ai? (Quỳnh Như - Hà Nội)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thành Đạt - Tổ tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Về Hồ sơ ly hôn

Khi mối quan hệ vợ chồng đã xảy ra những mâu thuẫn trầm trọng, khiến đời sống chung không thể kéo dài thì các bạn cần 1 quyết định của Tòa án để chấm dứt tính pháp lý cho mối quan hệ đó. Hồ sơ bạn cần phải chuẩn bị như sau:

+ Bản chính giấy đăng ký kết hôn;

+ Bản sao hộ khẩu;

+ Bản sao chứng minh nhân dân của vợ và chồng ;

+ Các giấy tờ chứng minh về tài sản ;

* Đối với giấy tờ, tài liệu là bản sao thì cần phải công chứng, chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền.

Trong trường hợp chồng bạn giữ giấy đăng kí kết hôn và không chịu hợp tác và tạo điều kiện thì bạn có thể về nơi UBND Xã (Phường) nơi đã thực hiện việc đăng ký kết hôn cho hai vợ chồng bạn để xin trích lục 1 bản sao và có sự xác nhận của UBND Xã (Phường) là dùng bản sao này để phục vụ mục đích ly hôn.

Tòa án nhân dân Tỉnh sẽ là nơi có thẩm quyền để giải quyết việc ly hôn của bạn vì chồng bạn hiện nay đang sống tại nước ngoài. Bạn cần phải cung cấp địa chỉ của chồng bạn bên nước sở tại để Tòa án có thể liên lạc và giải quyết.

Về quyền trực tiếp nuôi con khi ly hôn:

Quy định tại Điều 81 Luật HNGĐ 2000 quy định về Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn:

"1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.2. Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.Về quyền trực tiếp nuôi con khi ly hôn".

Ngoài ra còn có Quy định tại Nghị Quyết 02/2000 NQ – HDTP- Hướng dẫn áp dụng Luật HNGĐ chỉ rõ như sau:

"a. Theo quy định tại khoản 1 Điều 92 thì người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Đây là nghĩa vụ của cha, mẹ; do đó, không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không, người không trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.Trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng vì lý do nào đó thì Toà án cần giải thích cho họ hiểu rằng việc yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là quyền lợi của con để họ biết nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con. Nếu xét thấy việc họ không yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện, họ có đầy đủ khả năng, điều kiện nuôi dưỡng con thì Toà án không buộc bên kia phải cấp dưỡng nuôi con.b. Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thoả thuận. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên mà quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho hợp lý.c. Về phương thức cấp dưỡng do các bên thoả thuận định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì Toà án quyết định phương thức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng.d. Trong trường hợp vợ, chồng không thoả thuận được về người trực tiếp nuôi con thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi con căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần. Nếu con từ đủ chín tuổi trở lên, thì trước khi quyết định, Toà án phải hỏi ý kiến của người con đó về nguyện vọng được sống trực tiếp với ai.Về nguyên tắc, con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi con, nếu các bên không có thoả thuận khác".

Như trong trường hợp của bạn, nếu chồng bạn đã ra nước ngoài làm việc và sinh sống, nếu bạn có nguyện vọng nuôi cả hai cháu thì tòa sẽ giao cả hai cháu cho bạn để đảm bảo cho các cháu về mọi mặt và nhất là việc được mẹ quan tâm chăm sóc.

Còn trong trường hợp nếu bạn tự nguyện giao quyền nuôi con cho ông bà nội cháu thì bạ cũng vẫn có quyền được thăm nom, chăm sóc cháu mà không ai có quyền ngăn cản. Khi bạn có quyết định của Tòa án về quyền nuôi con thì bạn có thể nhờ đến sự can thiệp của chính quyền cơ sở nơi cháu bé đang ở để cơ quan có thẩm quyền sẽ giúp bạn thực hiện quyết định của Tòa án.

Trong trường hợp nếu bạn nhận nuôi cả 2 cháu thì người cha phải có trách nhiệm cấp dưỡng cho con. Vấn đề cấp dưỡng nếu như hai vợ chồng bạn có thể thỏa thuận được với nhau thì hai vợ chồng bạn cùng thống nhất mức cấp dưỡng, nếu hai bạn không thể thỏa thuận được thì hai bạn nhờ tòa án giải quyết.

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.