Công ty Luật TNHH Everest tư vấn về doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
Hỏi: Chúng tôi là công ty công nghệ thông tin tại Singapore. Hiện tại chúng tôi muốn triển khai một phần mềm phục vụ trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam.Trước khi bước vào thị trường Việt Nam, chúng tôi rất cần những quy định pháp lý liên quan trong việc đầu tư liên quan đến lĩnh vực phần mềm này:Quy định chung về đầu tư trong việc triển khai phần mềm nói chung và phần mềm này tại Việt Nam với một công ty nước ngoài như chúng tôi?Đầu tư trong lĩnh vực phần mềm nói chung có phải là lĩnh vực có điều kiện hay không? Đặc biệt là phần mềm liên quan lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe. (Tony Nguyễn - Singapore)
Luật gia Phạm Thị Mai Phương - Tổ tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Thứ nhất : Liên quan đến ngành nghề kinh doanh.
Trong trường hợp này, bạn muốn đầu tư sang Việt Nam kinh doanh ngành nghề phần mềm y tếliên quan đến chăm sóc sức khỏe.
Theo quy định tại khoản 1 điều 2 của thông tư 30/2015/TT-BYT có quy định trang thiết bị y tế
"1.Trang thiết bị y tếlà các loại thiết bị, dụng cụ, vật tư, hóa chất chẩn đoán in-vitro, phần mềm (software) được sử dụng riêng lẻ hay phối hợp với nhau theo chỉ định của chủ sở hữu để phục vụ cho con người nhằm một hoặc nhiều mục đích sau: a)Chẩn đoán, ngăn ngừa, theo dõi, điều trị và làm giảm nhẹ bệnh tật hoặc bù đắp tổn thương; b)Kiểm tra, thay thế, điều chỉnh hoặc hỗ trợ giải phẫu và quá trình sinh lý; c)Hỗ trợ hoặc duy trì sự sống;d)Kiểm soát sự thụ thai; đ) Khử trùng trang thiết bị y tế (không bao gồm hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩndùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế); e)Sử dụng cho thiết bị y tế; g) Vận chuyển chuyên dụng phục vụ cho hoạt động y tế".
Căn cứ vào quy định trên thì phần mềm phục vụ trong lĩnh vực y tế của phía bên bạn là trang thiết bị y tế, do đó đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và bạn phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của luật thì mới được kinh doanh ngành nghề trong lĩnh vực này.
Thứ hai: Liên quan đến thủ tục đầu tư.
Trong trường hợp này công ty bạn muốn đầu tư thành lập doanh nghiệp mới tại Việt Nam hay muốn thực hiện thủ tục đầu tư góp vốn mua cổ phần, phần vốn góp, góp vốn vào một doanh nghiệp đã được đăng ký tại Việt Nam.
Trường hợp một :Nếu như công ty bạn đầu tư thành lập mới tại Việt Nam sẽ phải tiến hành thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại điều 36 luật đầu tư 2014.
"Điều 36. Trường hợp thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư1. Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này.2. Các trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này;c) Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế.3. Đối với dự án đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này, nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này thực hiện dự án đầu tư sau khi được quyết định chủ trương đầu tư.4. Trường hợp có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này, nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 37 của Luật này".
Trường hợp hai :Nếu đầu tư theo hình thức mua cổ phần, phần vốn góp, góp vốn thì doanh nghiệp bạn sẽ phải làm thủ tục đăng ký mua cổ phần, phần vốn góp, góp vốn tại sở kế hoạch đầu tư.
"Điều 26. Thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp: 1. Nhà đầu tư thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế trong các trường hợp sau đây:a) Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài; b) Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế.2. Hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp:a) Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp gồm những nội dung: thông tin về tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sau khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;b) Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.3. Thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp:a) Nhà đầu tư nộp hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính;b) Trường hợp việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 22 của Luật này, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ để nhà đầu tư thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật. Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.4. Nhà đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế. Trường hợp có nhu cầu đăng ký việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế, nhà đầu tư thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này".
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận