Công ty Luật TNHH Everest tư vấn trường hợp muốn khởi kiện khi vợ ngoại tình.
Hỏi: Vợ chồng chúng tôi đã có một đứa con. Do hoàn cảnh làm ăn xa nên vợ tôi ngoại tình. Tôi đã có chứng chứ. Tôi muốn ly hôn và bắt người ngoại tình với vợ tôi đền bù cho sự phá hoại hạnh phúc gia đình tôi thì làm thế nào? (Thanh Hải - Hưng Yên)
Luật gia Nguyễn Thành Đạt - Tổ tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Thứ nhất, về việc bạn muốn ly hôn.
Điều 51 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về quyền yêu cầu ly hôn như sau:
"1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắcbệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ đượchành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi".
Như vậy, bạn hoàn toàn có quyền ly hôn.
Thứ hai, về xử lý với hành vi ngoại tình?
Theo như bạn trình bày thì vợbạn ngoại tình và bạn đã có chứng cứ. Tuy nhiên, để kết luận vợbạn có bị xử lý hình sự hay không thì phải xem xét hành vi của vợbạn có cấu thành tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng theo điều 147 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 không. Cụ thể là :
"Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ, chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm. Phạm tội trong trường hợp đã có quyết định của tòa án tiêu hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm".
Thông tư liên tịch01/2001/TTLT- BTP – BCA – TANDTC – VKSNDTC, theo đó, nếu vợ bạncó kết hôn (tức đăng ký kết hôn, tổ chức đám cưới, làm lễ hôn phối ở nhà thờ...) hoặc chung sống như vợ chồng ( tức có quan hệ sinh lý, dùng chung thu nhập, ăn ở chung..) với người khácthì vợ bạnđã vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Tuy nhiên, để xử lý về hình sự đối với hành vi này luật quy định phải gây hậu quả nghiêm trọng (như là:làm cho gia đình của một hoặc cả hai bên tan vỡ dẫn đến ly hôn, vợ hoặc chồng, con vì thế mà tự sát...)hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn tái phạm.
Theo các quy định vừa viện dẫn thì việc một người có gia đình lén lút quan hệ với một người khácthì có dấu hiệu của tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng. Tuy nhiên, nếu hành vi này chưa gây hậu quả nghiêm trọng hoặc người vi phạm chưa bị xử phạt hành chính về hành vi này thì chưa đủ căn cứ pháp lý để truy cứu trách nhiệm hình sự vợ bạnhay người đàn ôngkiavề tội phạm này.
Nếu chưa đủ căn cứ để xử lý hình sự thì vợbạn và người đàn ôngkia có thể bị xử phạt hành chính theo điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP, cụ thể:
"1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ".
Khuyến nghị:
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận