Công ty Luật TNHH Everest tư vấn các vấn đề liên quan đến lý hôn.
Hỏi: Tôi lấy chồng mới được có 8 tháng, tôi về làm dâu nhà chồng tôi và đã cắt khẩu về nhà chồng, nhưng do bên nhà chồng mẹ chồng luôn luôn để ý tôi, bên cạnh đó chồng tôi luôn nghe lời mẹ, lấy nhau được từng đó tháng mà chồng tôi không bao giờ gọi điện thoại hỏi thăm bên nhà mẹ đẻ tôi cảTôi mang bầu cũng không quan tâm, cứ tức lên là chửi tôi không ra gì, đồ ăn bám. Tôi ốm đau cũng không quan tâm gì cả. Tôi đã xin về nhà mẹ đẻ ở, lúc tôi sinh con nhà chồng và chồng tôi không có hỏi được một lời, còn nói tôi viết đơn đi rồi ra tòa .Thưa luật sư giờ tôi muốn viết đơn có được không? Mà khẩu của tôi đã được cắt về nhà chồng mà nhà tôi thì ở trong Nam, chồng tôi ở ngoài Bắc vậy tôi làm đơn ly hôn ở trong Nam có được không? Nếu tôi làm đơn đơn phương trong Nam có được không?Vì giờ tôi mà về nhà chồng tôi thì sẽ bị đánh đập tới chết. Con tôi mới sinh được 4 tháng, màchồng tôi không quan tâm gì con cả, lại có tính cờ bạc.Vậy tôi có được quyền nuôi con không? (Ngọc Hân - Hải Phòng)
Luật gia Nguyễn Thành Đạt - Tổ tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Có được làm đơn ly hôn hay không?
- Theo quy định tại Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình, về quyềnyêu cầu giải quyết ly hôn được quy định như sau:
"1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi".
Như vậy, bạn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn theo yêu cầu của 1 bên hoặc thuận tình ly hôn.
Chú ý:Theo quy định tạikhoản 3 ở trên, trong trường hợp này con của 2 bạn mới được 4 tháng tuổi do đó chồng của bạn không có quyền yêu cầu ly hôn.
- Theo quy định tại Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình, ly hôn theo yêu cầu của một bên được quy định như sau:
"1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu cócăn cứvề việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.2. Trongtrường hợpvợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.3. Trongtrường hợpcó yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia".
Như thông tin bạn cung cấp gia đình chồng và chồng không quan tâm đến bạn, luôn chửi bới bạn đặc biệt là chồng bạn còn có hành vi đánh đập bạn. Do đó bạn hoàn toàn có quyền làm đơn ly hôn đơn phương. Tòa án sẽ tiến hành giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng bạn có hành vi bạo lực gia đình.
Làm đơn ly hôn ở trong Nam được không?
- Theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sựquy định về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổnhư sau:
"1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;c) Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản".
Ở đây chị là người làm đơn ly hôn, do đó chị đóng vai trò là nguyên đơn còn chồng chị là bị đơn. Như vậy theo quy định tại điểm a ởtrên thì chị phải nộp đơn tại Tòa án nơi mà bị đơn (chồng chị)cư trú, làm việc ở ngoài Bắc. Hoặc là vợ chồng chị có thểthỏa thuậnvới nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú làm việc của nguyên đơn ( Tòa án nơi cư trú làm việc của chị ) để giải quyết theo quy định tại điểm b ở trên.
Bạn có được quyền nuôi con hay không?
Theo quy định tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình:
"1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con".
Như vậy, con bạn mới được 4 tháng tuổi khi đó bạn sẽ được trực tiếp nuôi con nếu bạn có đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Khuyến nghị:
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận