Luật sư chuyên tư vấn tranh chấp mua bán nhà có đặt cọc

Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.

Hỏi:Tôi thấy nhà ông A treo biển bán nhà, tôi đến hỏi mua qua thỏa thuận giá bán 1.140.000.000đ và đặt cọc 50.000.000đ, trong thời hạn 1 tháng, tôi trả trước 700 triệu để ký hợp đồng chuyển nhượng và khi làm xong thủ tục chuyển nhượng tôi trả số còn lạiTuy nhiên sau 4 ngày ký đặt cọc ông A trả lời không bán nhà cho tôi nữa ( không có lý do chính đáng). Về hợp đồng đặt cọc tôi làm theo mẫu có ông A ký và người làm chứng ký từng tờ. Về hoàn cảnh gia đình ông A vợ chết 2 con đi làm xa có mình ông A ký vào hợp đồng đặt cọc. Tôi muốn hỏi về chủ thể ký hợp đồng có đúng theo quy định không và tôi có quyền khởi kiện để phạt cọc ông A không? (Thế Dũng - Hà Giang)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Bảo An- Tổ tư vấn pháp luật tố tụng của Công ty Luật TNHHEverest- trả lời:

Điều 122 và Điều 450 Bộ luật dân sự 2005 hợp đồng nhà ở được coi là hợp pháp và được công nhận khi đáp ứng đủ 4 điều kiện sau:" Người tham gia hợp đồng mua bán nhà ở phải có năng lực hành vi dân sự;Mục đích và nội dung của hợp đồng mua bán nhà ở không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Trong đó, điều cấm của pháp luật được xác định là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng;Những người tham gia giao kết hợp đồng mua bán nhà ở hoàn toàn tự nguyện;Hợp đồng mua bán nhà ở phải được lập thành văn bản, có công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực tại thời điểm giao kết hợp đồng. Có thể nói, điều kiện về hình thức của hợp đồng mua bán nhà ở là sự khác biệt nổi bật so với các loại hợp đồng dân sự khác".

Như vậy, chủ thể khí ký kết hợp đồng của bạn là đúng pháp luật nếu người tham gia hợp đồng mua bán nhà ở có đủ năng lực hành vi dân sự.

Theo quy định tại điều 358, Bộ luật dân sự 2005 quy định như sau:

"1.Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.”

2.Trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác".

Trong trường hợp của bạn, do bên nhận cọc không thực hiện hợp đồng nên bạn có quyền yêu cầu phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc ( tiền phạt cọc).

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật tố tụng mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.