Lệ phí giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn là bao nhiêu?

Các đương sự trong vụ án hôn nhân và gia đình có tranh chấp về việc chia tài sản chung của vợ chồng thì ngoài việc chịu án phí dân sự sơ thẩm quy định của pháp luật. Ngoài ra còn phải chịu án phí đối với phần tài sản có tranh chấp...

Hỏi: Bố mẹ tôi đồng ý ly hôn, chuẩn bị ra tòa. Người khởi đơn là mẹ tôi. Về phần tài sản chung, trị giá hơn 600 triệu. Mà bố mẹ tôi không thỏa thuận được phân chia tài sản, tôi nghe nói, nếu nhờ Tòa án phân chia, thì đóng phí rất cao. Đề nghị luật sư tư vấn, pháp luật quy định thế nào về án phi chia tài sản khi ly hôn? (Hoàng Minh - Bắc Giang)
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thị Yến - Tổ tư vấn pháp luật Hôn nhân và Gia đình của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Điều 39, Pháp lệnh án phí, lệ phí tòa án năm 2009 quy định: Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng lệ phí, lệ phí sơ thẩm giải quyết việc dân sự như sau:

“1. Người nộp đơn yêu cầu Toà án giải quyết những việc dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 6 Điều 26 và các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 7 Điều 28 của Bộ luật tố tụng dân sự có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án, trừ trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án theo quy định của Pháp lệnh này.

2. Người yêu cầu Toà án giải quyết việc dân sự phải chịu lệ phí sơ thẩm không phụ thuộc vào việc Toà án chấp nhận hay không chấp nhận đơn yêu cầu của họ, trừ trường hợp không phải nộp lệ phí Tòa án hoặc được miễn nộp lệ phí Tòa án theo quy định của Pháp lệnh này”.

Điều 27 Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án năm 2009 quy định Nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm:

“8. Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án ly hôn không phụ thuộc vào việc Toà án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn.

9. Các đương sự trong vụ án hôn nhân và gia đình có tranh chấp về việc chia tài sản chung của vợ chồng thì ngoài việc chịu án phí dân sự sơ thẩm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 của Pháp lệnh này, còn phải chịu án phí đối với phần tài sản có tranh chấp như đối với vụ án dân sự có giá ngạch tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia”.

- Mức án phí sơ thẩm đối với các vụ án về tranh chấp dân sự có giá ngạch:

Mức án phí sơ thẩm đối với các vụ án về tranh chấp dân sự có giá ngạch:

Giá trị tài sản có tranh chấp

Mức án phí

a) Từ 4.000.000 đồng trở xuống

200.000 đồng

b) Từ trên 4.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng

5% giá trị tài sản có tranh chấp

c) Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng

20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng

d) Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng

36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng

đ) Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng

72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 2.000.000.000 đồng

e) Từ trên 4.000.000.000 đồng

112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 4.000.000.000 đồng.

Như vậy, về về Lệ phí sơ thẩm thì mẹ bạn phải đóng (người nộp đơn yêu cầu), mức đóng là 200.000 đồng.

Về phần án phí: mẹ bạn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm chung là 200.000 đồng; còn án phí đối với phần tài sản chung là 600 triệu thì cả bố và mẹ của bạn đều phải đóng tương ứng với giá trị tài sản mà họ được chia. Nếu tài sản được chia đôi thì mỗi bên phải đóng là 13 triệu tương ứng với phần tài sản là 300 triệu.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật Hôn nhân và Gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.