Kỉ luật lao động là một chế định của luật lao động, chế độ kỷ luật lao động là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động đối với doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức.
Kỉ luật lao động quy định những biện pháp khuyến khích người lao động gương mẫu chấp hành cũng như những hình thức xử lý đối với người không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ những nghĩa vụ, trách nhiệm đó.
Kỉ luật lao động
Theo quy định của Bộ luật lao động kỉ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh trong nội quy lao động.Để đảm bảo trật tự lao động sản xuất, tránh sự tùy tiện của người sử dụng lao động trong việc đề ra kỷ luật lao động, pháp luật quy định các nội dung trên phải được cụ thể trong nội quy lao động.
Các yêu cầu khi xử lí kỉ luật lao động:
(i) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;
(ii)Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;
(iii)Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;
(iv) Việc xử lí kỉ luật lao động phải được lập thành biên bản.
(v) Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao dộng và quy định khác của pháp luật có liên quan. Nội quy lao động bao gổm những nội dung chủ yếu sau đây: thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; trật tự tại nơi làm việc; an toàn lao động, vệ sinh lao động ở nơi làm việc; việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động; các hành vi vi phạm kỉ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lí kỉ luật lao động, trách nhiệm vật chất. Nguyên tắc xử lí kỉ luật lao động:
(i) Không được áp dụng nhiều hình thức xử lí kỉ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỉ luật lao động;
(ii) Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỉ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỉ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất;
(iii) Không được xử lí kỉ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau dây: nghỉ ốm đau, điếu dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động; đang bị tạm giữ, tạm giam; đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1, điều 126 của Bộ luật lao động; lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi;
(iv) Không xử lí kỉ luật lao động đổi với người lao động vi phạm kỉ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điếu khiển hành vi của mình.
Hình thức xử lí kỉ luật lao động:
Theo điếu 125 Bộ luật lao động, tuỳ vào mức độ vi phạm, người lao động có thể bị áp dụng một trong các hình thức ki luật: (i) khiến trách; (ii) kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức; (iii) sa thải.
Trách nhiệm vật chất
Trách nhiệm vật chất của người lao động là trách nhiệm phải bồi thường những thiệt hại về tài sản do hành vi vi phạm kỷ luật lao động hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm trong khi thực hiện nghĩa vụ lao động đã gây ra.
Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiều vùng, thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hàng tháng vào lương.
Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bổi thường thiệt hại một phần hoạc toàn bộ theo thời giá thị trường; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bổi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, thảm hoạ, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bổi thường (điều 130 Bộ luật lao động).
Bên cạnh đó, khi xem xét, quyết định mức bồi thường thiệt hại, ngoài việc căn cứ vào lỗi, mức độ thiệt hại thực tế như đã nêu trên, người sử dụng lao động phải xem xét đến hoàn cảnh thực tế gia đình, nhân thân và tài sản của người lao động (điều 131 Bộ luật lao động).
Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Đặng Thị Linh Phương - Công ty Luật TNHH Everest.
- Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: [email protected].
Bình luận