Công ty Luật TNHH Everest tư vấn trường hợp người đại diện theo pháp luật không tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, có phải chịu trách nhiệm về khoản nợ của công ty không.
Hỏi: Chồng em có góp vốn cùng với 3 người bạn để mở quán ăn ở Tân Uyên - Bình Dương, mỗi người đều góp phần bằng nhau và để cho 1 người tên Vũ đại diện đứng tên, nhưng có làm bốn tờ giấy góp vốn, mỗi người giữ 1 tờ, có chữ ký của 4 người. Từ lúc xây dựng cho đến khi hoạt động, chỉ có 3 người còn lại liên hệ hết mọi việc, ông Vũ không làm gì hết. Sau 3 tháng, quán đã đóng cửa và khoản tiền quán còn nợ là 100 triệu. Đến khi liên hệ gặp nhau để giải quyết thì người tên Vũ lại tránh né, liên hệ không được dù biết nhà và công ty ông Vũ làm việ. Ba người còn lại đã ứng tiền trả nợ trước vì chủ nợ tìm đến đòi. Luật sư cho em hỏi bây giờ cần phải làm sao? (Hoàng Như Quỳnh - Nam Định)
Luật gia Nguyễn Thành Đạt - Tổ tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Bởi vì bạn không cung cấp rõ thông tin về việc việc góp vốn của bốn người trên có dẫn đến thành lập doanh nghiệp hay không, là loại hình doanh nghiệp nào, do đó chúng tôi xin được tư vấn cho bạn theo quy định chung của BLDS 2005 về giao dịch và hợp đồng dân sự.
Theo như thông tin mà bạn cung cấp, chồng bạn cùng với 3 người khác cùng nhau góp vốn để kinh doanh, có lập thành văn bản, có chữ kí của 4 người, có thỏa thuận về việc anh Vũ đứng tên trên các giấy tờ và cả 3 người còn lại thì góp công sức khác. Khi mà quán ăn đóng cửa, 3 người trong đó có chồng bạn đã đứng ra ứng trước tiền đểtrả nợ các khoản nợ phát sinh từ việcxây dựng và hoạt động của quán ăn. Theo nguyên tắc thỏa thuận quy địnhtại Điều 4 BLDS 2005, việc thực hiện nghĩa vụ của các bên trong giao dịch dân sự phải do các bên tự thỏa thuận với nhau,không bên nào được áp đặt, cấm đoán, cưỡng ép, đe doạ, ngăn cản bên nào. Do đó, nghĩa vụ phân chia trong xây dựng,quảnlí, kinh doanh quán ăn cũng như nghĩa vụ trả nợ khi quán ăn đóng cửa cần phải căn cứ vào thỏa thuận của các bên liên quan. Như vậy, để yêu cầu ông Vũ thực hiện nghĩa vụ trả nợ hay ủy quyền thành lí tài sản, bạn cần phải xác định việccó hay không thỏathuận của cả 4 người liên quan đến vấn đề này.
Trong trường hợp có văn bản thỏa thuận về việc giải quyết nợ và thanh lí tài sảnthì phải thực hiện theo văn bản đó. Trong trường hợp không có văn bản thỏa thuận từ trước, các bên vẫncó thể thỏa thuận với nhau về vấn đề chọn một trong hai cách trên.
Trong trường hợp không thể thỏa thuận được, để bảo vệ quyền lợi cho mình, ba người còn lại có thể gửi đơn khởi kiện yêu cầu tòa ángiải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.
Theo quy định tại Điều 33, Điều 35BLTTDS, ba người bạn nêu trong đó có chồng bạncó thể gửi đơn khởi kiện tại tòa án cấp huyện nơi bị đơn (tức ông Vũ) cư trú, làm việc nếu không có thỏa thuận khác về tòa án thụ lí.
Hồ sơ khởi kiện gồm:
- Đơn khởi kiện:
- Các giấy tờ liên quan đến vụ kiện ( giấy tờ ghi nhận việc góp vốn, các giấy tờ chúng minh việc trả nợ…)
- Giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu (bản sao có công chứng).
- Bản kê các giấy tờ nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao).
Hồ sơ khởi kiện phải được nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Tòa án có thẩm quyền và người khởi kiện phải tiến hành nộp tạm ứngán phí dân sự sơ thẩm theo quy định của pháp luật.
Khuyến nghị:
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận