-->

Không nhận cấp dưỡng có quyền cấm người kia không thăm con hay không?

Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Hỏi: Vợ chồng tôi ly hôn, tôi là vợ nhận nuôi con đơn phương không cần trợ cấp. Vậy tôi có quyền được yêu cầu sau khi ly hôn chồng không được phép đến thăm con không? (Hà Thị Dân)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Lương Thị Anh Thư - Tổ tư vấn pháp luật Hôn nhân và Gia đình Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Khoản 1 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 (Luật HNGĐ) quy định:

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

Khoản 2, 3 Điều 82 Luật HNGĐ quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau ly hôn:

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Như vậy, theo quy định pháp luật trên, thứ nhất chồng chị có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con, có thể chị không yêu cầu nhưng đó là nghĩa vụ, buộc chồng chị phải thực hiện. Thứ hai chị không có quyền hạn chế quyền thăm nom con của chồng.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.