Điều 5 Nghị định171/2013 /NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Hỏi: Cho tôi hỏi hôm bữa tôi có đi ngược chiều không mang giấy phép lái xe và CMND nên bị thu phưng tiện xe và trong biên bản họ ghi đi ngược chiều, không có giấy phép lái xe và CMND, thế tôi đã phạm những lỗi nào?Trong biên bản có 1 phần họ ghi đến trước 3 ngày để giải trình là sao ? (Thanh Thy - Hà Nội)
Luật gia Lê Thị Hồng Sơn - Tổ tư vấn pháp luật Giao thông của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
"4.Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng. . đối với người điều khiển xe thực hiện một trong số các hành vi sau đây
b) Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”; trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định".
Theo điểm a, khoản 7 Điều 5 Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ như sau:
"Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng. đối với người điều khiển xe thực hiện một trong số các hành vi sau đây"
a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h; điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định".
Điểm i, Khoản 4 Điều 6 Nghị định 171/2013/NĐ-CP đã nêu trên quy định:
"4. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với hành vi:
i, Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;".
2, Bạn không mang theo giấy phép lái xe".
Theo quy định tại Điểm c Khoản 2, Điều 21 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì: Người điều khiển xe mô tô, xe máy không mang theo giấy phép lái xe bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng;
Bạn nói trong biên bản" họ ghi đến trước 3 ngày để giải trình".Như vậy thì khoảng thời gian ba ngày bạn phải mang giáy phép lái xe và các giấy tờ liên quan đến xuất trình để chứng tỏ là bạn không mang theo giấy phép lái xe. Đây là khoảng thời gian để cơ quan giải quyết căn cứ ra quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm của mình
Theo Khoản 2 Điều 75 Nghị Định số 171/2013/NĐ-CP xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
"2. Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại Khoản 6, Khoản 8 Điều 125 của Luật xử lý vi phạm hành chính. Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại Khoản 6 Điều 125 của Luật xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật giao thông mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận