-->

Không đăng ký kết hôn thì nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con được thực hiện thế nào?

Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.

Hỏi: Tôi và chồng không đăng kí kết hôn, nhưng đã chung sống được với nhau 3 năm và có với nhau một đứa con, năm nay cháu gần 3 tuổi. Tôi đã làm giấy khai sinh cho con có tên mẹ. Do một số lý do bất đồng trong hôn nhân, tôi không muốn chung sống với chồng nữa. Tôi xin hỏi nếu tôi không sống với chồng nữa thì chồng tôi có phải chịu nghĩa vụ gì với con không vì chúng tôi chưa đăng kí kết hôn (Nguyễn Huyền - Bắc Ninh)
 Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198   Luật gia Nguyễn Thị Yến - Tổ tư vấn pháp luật Hôn nhân và Gia đình của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thị Yến - Tổ tư vấn pháp luật Hôn nhân và Gia đình của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Căn cứ vào các thông tin mà chị cung cấp, tôi xác định việc anh chị không đăng ký kết hôn nhưng sống chung với nhau được coi là sống chung như vợ chồng.

Điều 15 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn như sau:

"Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con".

Như vậy, dù không có đăng ký kết hôn nhưng anh chị sống chung như vợ chồng thì các quyền và nghĩa vụ với nhau và con được thực hiện như đã đăng ký kết hôn. Trường hợp anh chị không còn chung sống với nhau nữa, quyền và nghĩa vụ đối với con giải quyết giống trường hợp vợ chồng ly hôn.

Căn cứ khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình quy định việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn, cụ thể:

"3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Theo thông tin chị cung cấp, hiện tại con chung của 2 người dưới 3 tuổi. Do đó nếu không có thỏa thuận nào khác về quyền nuôi con giữa 2 anh chị, và sức khỏe của chị phù hợp với việc nuôi con thì quyền nuôi con sẽ được ưu tiên thuộc về chị. Chị sẽ có các quyền và nghĩa vụ của người trực tiếp nuôi con theo quy định.

Với chồng của chị người không trực tiếp nuôi con sẽ có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

"Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó".

Như vậy trong trường hợp này, anh chị không còn chung sống với nhau thì chồng chị vẫn có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Việc có đăng ký kết hôn hay không không làm ảnh hưởng đến nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chung.

Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:

  1. Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
  2. Chi nhánh Tây Hà Nội:Tầng 9, tòa nhà 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
  3. Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
  4. Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6198
  5. E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].