Quy định của pháp luật về việc thực hiện nghĩa vụ quân sự
Hỏi:Tôi sinh ra và lớn lên ở TP. Hòa Bình, có hộ khẩu và đăng kí tạm trú tạm vắng tại thành phố Hòa Bình nhưng do công việc nên tôi có chuyển tới sống tại phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội được 2 năm nay. Do bận bịu công việc nên tôi chưa cắt khẩu từ Hòa Bình xuống Hà Nội và cũng chưa đăng kí tạm trú tạm vắng tại nơi ở mới.Gần đây tổ trưởng tố dân phố có yêu cầu tôi thực hiện nghĩa vụ quân sự tại phường Phương Liên, Hà Nội và giải thích là "tôi ở tại đây 2 năm và hiện tại thuộc quyền quản lý của tổ cũng như của phường Phương Liên, Hà Nội, theo đúng luật cư trú" trong khi tôi lại khôngcó hộ khẩu hay tạm trú tạm vắng ở phường Phương Liên. Đề nghị luật sư tư vấntôi có phải thực hiện nghĩa vụ quân sự tại Phường Phương Liên, Hà Nội không? Và bác tổ trưởng tổ dân phố tại phường Phương Liên, Hà Nội có thực hiện quy trình gọi nghĩa vụ quân sự theo đúng luật hay không? (Hoàng Ánh - Hòa Bình)
Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định: "1. Công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân. 2. Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình nếu tự nguyện và quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ". (Điều 6)
- Về nơi cư trú của công dân, pháp luật có quy định: "1. Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú.Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống". (Điều 12 Luật cư trú 2006 sửa đổi bổ sụng năm 2013)
Nơi cư trú của công dân sẽ được hiểu là nơi người đó thường xuyên sinh sống và có hộ khẩu thường trú. Trong trường hợp cá nhân không có hộ khẩu thường trú và không có nơi thường xuyên sinh sống, thì nơi cư trú của người đó là nơi tạm trú và có đăng ký tạm trú.
Tuy nhiên trong trường hợp này anh/chị lại không đăng kýtạm trú mặc dù đã sống ở Hà Nội hơn 2 năm, hành vi này đã vi phạm quy định của pháp luật.
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 8quy định phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối vớitrường hợp:Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng; và căn cứ theo khoản 4 Điều 23có quy định về thủ tục xử phạt hành chính: Khi phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.
Trong trường hợp này vì anh/chị phải tiến hành đi đăng ký tạm trú tại phường nơi bạn đang sống để thực hiện nghĩa vụ quân sự theo đúng quy định của pháp luật.
Không phân biệt nơi cư trú (nơi thường trú, nơi tạm trú, nơi đang sinh sống), anh/chị đều có nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong quân đội. Nếu được gọi nhập ngũ, anh/chị phải có mặt đúng thời gian và địa điểm ghi trong lệnh gọi nhập ngũ, nếu có lý do chính đáng không thể đến đúng thời gian và địa điểm thì phải có giấy xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp xã) nơi cư trú.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật dân sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận