Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân.
Hỏi: Trước đây bố tôi đi công tác nên không có khẩu ở nhà, việc làm sổ đỏ lúc đó đứng tên người vợ đầu của bố tôi, tên trong sổ đỏ cũng là tên của bà ấy (mảnh đất đó do cha ông cụ kị để lại cho bố tôi, có cả di chúc). Hiện tại bà ấy và bố tôi trục trặc tình cảm nên đã bỏ về nhà đẻ và mang theo cả sổ đỏ. Bố tôi hiện nay đã về hưu, đã chuyển khẩu về địa phương nhưng lại xảy ra tình huống này. Giờ tuổi cao sức yếu nên muốn di chúc lại mảnh đất đó cho tôi nhưng lại không có sổ đỏ (tôi là con ngoài giá thú của bố tôi). Đề nghị Luật sư tư vấn, trong trường hợp này bố tôi phải làm thế nào để có được sổ đỏ? (Hoàng Hùng - Lạng Sơn)
Điều 34 Luật NH&GĐ quy định Đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung: "1. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.2. Trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì giao dịch liên quan đến tài sản này được thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Luật này; nếu có tranh chấp về tài sản đó thì được giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật này”.
Điều 12 Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình.“1. Tài sản chung của vợ chồng phải đăng ký theo quy định tại Điều 34 của Luật Hôn nhân và gia đình bao gồm quyền sử dụng đất, những tài sản khác mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu.2. Đối với tài sản chung của vợ chồng đã được đăng ký và ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì vợ, chồng có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp đổi giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đất để ghi tên của cả vợ và chồng.3. Trong trường hợp tài sản chung được chia trong thời kỳ hôn nhân mà trong giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi tên cả vợ và chồng thì bên được chia phần tài sản bằng hiện vật có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký tài sản cấp lại giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên cơ sở văn bản thỏa thuận của vợ chồng hoặc quyết định của Tòa án về chia tài sản chung”.
Căn cứ vào nghị định này thì bố của anh (chị)nên yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp đổi giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đất để ghi tên của cả bà vợ và bố củaanh (chị)để đảm không có tranh chấp xảy ra khi hai người ly hôn.Như vậy, nếu hoàn thành thủ tục như trên, thì một nửa tài sản chung là mảnh đất của bốanh (chị)có thể lập di chúc để lại toàn bộ cho bạn.
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật Hôn nhân và Gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận