Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, chủ sở hữu tài sản vẫn có trách nhiệm bồi thường thiệt hại dù không có lỗi trong một số trường hợp.
Tự bản thân nguồn nguy hiểm cao độ luôn tạo ra mối nguy hiểm cho người xung quanh, mặc dù chủ sở hữu, người chiếm hữu sử dụng đã áp dụng các biện pháp phòng ngừa nhưng không thể kiểm soát tuyệt đối được.
Chủ sở hữu cây cối phải có ý thức trong việc đảm bảo sự an toàn của cây cối. Nếu cây cối đổ, gẫy gây thiệt hại thì chủ sở hữu phải bồi thường dù không có lỗi.
Nhà cửa và các công trình khác được xây dựng theo yêu cầu về an toàn xây dựng. Trong quá trình xây dựng hay sử dụng luôn tiềm ẩn những nguy cơ mất an toàn xảy ra cho những người xung quanh.
Có một lưu ý là trong trường hợp mà lỗi hoàn toàn thuộc về người bị thiệt hại hoặc lỗi thuộc về người thứ ba hay trường hợp bất khả kháng, sự kiện khách quan, người gây thiệt hại hay người có tài sản gây thiệt hại đều không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Thực tế, vẫn có những quan điểm khác nhau về yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản gây ra:
- Quan điểm 1: Lỗi không được coi là điều kiện bắt buộc dẫn tới trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra vì nếu bắt người thiệt hại chứng minh yếu tố lỗi là một công việc rất khó khăn và gần như loại trừ quyền khởi kiện của họ. Bên cạnh đó nguyên nhân gây ra thiệt hại, lại do sự vận động của tài sản mà tài sản không có ý chí nên yếu tố lỗi không hợp lý.
- Quan điểm 2: Lỗi được xem xét không phải lỗi của tài sản mà là lỗi của người chiếm hữu, sử dụng tài sản. Nếu không đặt ra điều kiện về lỗi thì sẽ không xác định được chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp. Vậy nên phải hiểu khi tài sản gây ra thiệt hại mà chủ tài sản, người chiếm hữu, người sử dụng tài sản không chứng minh được mình được loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì mặc nhiên được suy đoán trong việc quản lý tài sản. Lỗi chỉ được loại trừ khi tài sản gây ra thiệt hại là nguồn nguy hiểm cao độ.
Có thể nói rằng các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nêu trên nhằm mục đích bù đắp phần nào tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người bị thiệt hại (không xét đến lỗi của người bị thiệt hại trong trường hợp này) vì trong nhiều trường hợp, dù người gây thiệt hại không có lỗi nhưng thiệt hại thực tế đã xảy ra và cần phải được khắc phục.
Luật gia Lưu Thị Phượng - Phòng cấp phép và đầu tư Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp.
- Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tintham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected], [email protected].
Bình luận