Kết hôn với người nước ngoài có cần xin hợp pháp hóa lãnh dự không?

Sự đặc biệt đó ở chỗ giấy tờ phải được chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự mới có giá trị sử dụng. Vậy chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự là gì? Các thủ tục chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự ra sao? Có những khó khăn gì?...


Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thị Yến - Tổ tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:


“Chứng nhận lãnh sự” là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của Việt Nam để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng ở nước ngoài.

“Hợp pháp hóa lãnh sự” là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam.

Như vậy, có thể thấy rõ: chứng nhận lãnh sự và hợp pháp hóa lãnh sự đều là việc thuộc thẩm quyền của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam; đều chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ. Tuy chứng nhận và hợp pháp hóa lãnh sự có sự giống nhau như vậy nhưng điểm lưu ý đáng để phân biệt hai thủ tục này đó là:

Chứng nhận lãnh sự là chứng nhận giấy tờ, tài liệu của Việt Nam. Mục đích là để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng ở nước ngoài.

Hợp pháp hóa lãnh sự là chứng nhận giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam.

Tuy nhiên, việc chứng nhận lãnh sự và hợp pháp hóa lãnh sự chỉ là chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu chứ không bao hàm chứng nhận về nội dung và hình thức của giấy tờ tài liệu. Điều đó rất dễ hiểu để lý giải cho trường hợp, nhiều bạn hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ để đăng ký kết hôn ở nước ngoài, mặc dù các bước chứng nhận/ hợp pháp hóa lãnh sự không có sai sót nhưng giấy tờ đó thiếu sót về nội dung nên không được cơ quan nước ngoài chấp nhận và phải làm lại giấy tờ.


Các cơ quan sau có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự Việt Nam:

Bộ Ngoại giao có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự;

Sở Ngoại vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc các cơ quan khác được ủy quyền.
Trong đó, Bộ Ngoại giao và các Sở Ngoại vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự ở trong nước. Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc các cơ quan khác được ủy quyền có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự ở nước ngoài.

Đã có rất nhiều trường hợp khi làm các thủ tục hành chính có yếu tố nước ngoài mà các bạn bị trả hồ sơ, giấy tờ vì hồ sơ, giấy tờ ấy chưa thực hiện thủ tục chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự. Điều đó khiến các bạn hoang mang, lo lắng. Luật Everest hi vọng với sự chia sẻ trên, chúng tôi có thể giúp các bạn hiểu rõ lý do vì sao hồ sơ của mình không được các cơ quan hành chính chấp nhận. Để khỏi phải lo lắng, các bạn hãy gọi tới Tổng đài tư vấn pháp luật19006198để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ sớm nhất.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.