Dịch vụ pháp lý là loại dịch vụ gắn liền với pháp luật, kết quả hoạt động dịch vụ pháp lý có tác động quan trọng đến tình trạng kinh tế và pháp lý của khách hàng
Khái niệm hợp đồng dịch vụ pháp lý
Đặc điểm hợp đồng dịch vụ pháp lý
Không phải bất kỳ chủ thể nào cũng có thể được tham gia vào quan hệ hợp đồng dịch vụ pháp lý với bên cung ứng dịch vụ mà chỉ những chủ thể nào đáp ứng đủ các điều kiện rất chặt chẽ do pháp luật quy định mới được cung ứng. Tóm lại, hợp đồng dịch vụ pháp lý có những đặc điểm sau:
- Phương thức ký kết và hình thức một số hợp đồng dịch vụ pháp lý không thuộc các trường hợp thông thường của hợp đồng truyền thống.
- Hợp đồng dịch vụ pháp lý có tính đối nhân và tính rủi ro cao.
- Căn cứ vào loại chuyên gia thực hiện dịch vụ pháp lý, hợp đồng dịch vụ pháp lý có thể chia thành: hợp đồng dịch vụ pháp lý của luật sư, hợp đồng dịch vụ pháp lý của công chứng viên, hợp đồng dịch vụ pháp lý của thừa phát lại,…
Thực trạng của hợp đồng dịch vụ pháp lý hiện nay
Các tổ chức và cá nhân cần sự trợ giúp pháp lý một cách thường xuyên nhằm đảm bảo sự an toàn về mặt pháp lý cho các giao dịch của mình.
Quá trình toàn cầu hóa kinh tế đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của dịch vụ pháp lý cho các tổ chức và cá nhân ở tầm quốc tế. Các chủ thể tham gia nhiều giao dịch liên quan đến nhiều lĩnh vực được điều chỉnh bởi pháp luật trong nước và pháp luật quốc tế. Do vậy, dịch vụ pháp lý cũng ngày càng phát triển và theo đó là hợp đồng dịch vụ pháp lý cũng ngày càng phổ biến. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể hợp đồng dịch vụ pháp lý và phòng ngừa tranh chấp xảy ra, đòi hỏi pháp luật về hợp đồng dịch vụ pháp lý không ngừng hoàn thiện. Ở Việt Nam hiện nay, pháp luật điều chỉnh hợp đồng dịch vụ pháp lý còn nhiều hạn chế, thể hiện ở những điểm sau:
- Khuôn khổ pháp luật về hợp đồng dịch vụ
pháp lý mới hình thành, nằm rải rác ở nhiều văn bản pháp luật, chưa đồng bộ và
hoàn chỉnh.
- Vẫn còn tình trạng bất bình đẳng và phân
biệt đối xử giữa các nhà đầu tư cung ứng các loại hình dịch vụ pháp lý khác
nhau, giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
- Nhiều vấn đề về nội dung quan hệ hợp đồng
dịch vụ pháp lý chưa được quy định hoặc quy định nhưng chưa đồng bộ và thống nhất
- Hiệu lực và hiệu quả hoạt động quản lý
nhà nước về hợp đồng dịch vụ pháp lý chưa cao
- Pháp luật hợp đồng dịch vụ pháp lý hiện
hành còn nhiều điểm mâu thuẫn, chưa tương thích với các cam kết trong các Điều
ước quốc tế của Việt Nam
Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Đặng Thị Linh Phương - Công ty Luật TNHH Everest
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
- Bài viết trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: [email protected].
Bình luận