-->

Hộ kinh doanh cá thể có được mở thêm chi nhánh không?

Hộ kinh doanh chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, do đó không được mở thêm chi nhánh ở các địa bàn khác.

<?> Tôi dự định kinh doanh mặt hàng trang thiết bị phục vụ trường học và bệnh viện với loại hình hộ kinh doanh cá thể, sau đó sẽ thành lập thêm các chi nhánh ở nhiều địa bàn khác nhau để mở rộng kinh doanh. Đề nghị Luật sư tư vấn, tôi có được mở thêm chi nhánh khác khi đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể không?

Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Căn cứ pháp lý Hộ kinh doanh cá thể

Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/05/2015 của Chính phủ quy định về Đăng ký doanh nghiệp, như sau:

Hộ kinh doanh: "- Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. 2- Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương. 3- Hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định”. (theo Điều 66)

Quyền thành lập hộ kinh doanh và nghĩa vụ đăng ký của hộ kinh doanh: "2- Cá nhân, hộ gia đình quy định tại Khoản 1 Điều này chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc. Cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều này được quyền góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân. 3- Cá nhân thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại". (theo khoản 2, 3 Điều 67)

Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh: "Đối với hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động thì phải chọn một địa điểm cố định để đăng ký hộ kinh doanh. Địa điểm này có thể là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi đăng ký tạm trú hoặc địa điểm thường xuyên kinh doanh nhất, nơi đặt địa điểm thu mua giao dịch. Hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động được phép kinh doanh ngoài địa điểm đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi đăng ký trụ sở và nơi tiến hành hoạt động kinh doanh". (Điều 72)

Hộ kinh doanh cá thể không được mở thêm chi nhánh

Hộ kinh doanh là một trong những hình thức tổ chức kinh tế của cá nhân hoặc gia đình lâu đời và thông dụng nhất ở Việt Nam. Các ví dụ thông dụng về hộ kinh doanh tại Việt Nam là quán phở truyền thống, quán cafe hoặc tiệm tạp hóa và có thể tìm thấy tại bất kỳ góc phố nào tại Việt Nam. Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam, một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ. Hộ kinh doanh chỉ được phép có một địa điểm kinh doanh, sử dụng thường xuyên dưới mười lao động, không có ocn dấu và chủ sỡ hữu chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

Hộ kinh doanh thường được so sánh với một hình thức doanh nghiệp đơn giản nhất là Doanh nghiệp tư nhân (DNTN). Về bản chất pháp lý, DNTN có nhiều điểm tương đồng với hộ kinh doanh. Cả DNTN và hộ kinh doanh đều (i) không có tư cách pháp nhân, (ii) chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản của chỉ doanh nghiệp hạowc chủ hộ kinh doanh và (iii) có khả năng huy động vốn hạn chế (không được phép phát hành chứng khoán). Khác với DNTN được xem là một loại hình doanh nghiệp, hộ kinh doanh không được coi là một loại hình doanh nghiệp chịu sư điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp năm 2014. Hộ kinh doanh không đáp ứng được đặc tính đầu tiên của doanh nghiệp là tổ chức có quy mô hoạt động nhất định.

Luật sư Nguyễn Duy Hội - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư Nguyễn Duy Hội - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Như vậy, Hộ kinh doanh chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, và không được mở thêm chi nhánh hay địa điểm kinh doanh ở các địa bàn khác nhau. Do vậy, để phát triển kinh doanh anh (chị) có thể lựa chọn thành lập doanh nghiệp theo hình thức là doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty hợp danh theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Duy Hội - Trưởng chi nhánh tại Hà Nội của Công ty Luật TNHH Everest

Xem thêm:


Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected].