Theo luật Doanh nghiệp năm 2014 thì có nhiều con đường để trở thành thành viên của công ty hợp danh như là góp vốn vào công ty, nhận chuyển nhượng phần vốn góp, tặng cho hay nhận thừa kế phần vốn góp,…
Tư cách thành viên công ty hợp danh hình thành bằng các con đường sau:
Một là, góp vốn vào công ty.
Cá nhân khi trở thành thành viên hợp danh; cá nhân, tổ chức khi trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh phải góp vốn vào công ty. Thành viên có thể góp đủ phần vốn định góp hoặc góp dần theo tyến độ cam kết góp vốn được thoả thuận tại Điều lệ công ty.
Từ Luật Doanh nghiệp năm 1999, Luật Doanh nghiệp năm 2005 đến Luật Doanh nghiệp năm 2014 đều không giới hạn số vốn tối thiểu, tối đa mà thành viên phải góp hay được góp vào công ty mà theo thoả thuận giữa các thành viên. Thành viên có thể góp vốn bằng tyền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, tài sản hiện vật, tài sản khác do các thành viên thoả thuận và đưa vào Điều lệ.
Khi góp đủ, thành viên được công ty cấp giấy chứng nhận phần vốn góp, khẳng định thành viên có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của thành viên công ty. Nếu không có khả năng góp vốn hoặc không góp vốn vào công ty như đã cam kết sau khi công ty đã có yêu cầu lần thứ hai, thành viên đó sẽ không còn là thành viên công ty nữa.
Hai là, Nhận chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên công ty.
Một người khi nhận chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên công ty hợp danh sẽ trở thành thành viên công ty, nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận. Như vậy, việc trở thành thành viên công ty hợp danh theo cách này không dễ dàng, vì chỉ cần một thành viên công ty không đồng ý, người nhận chuyển nhượng dù đã nhận phần vốn góp của thành viên vẫn không trở thành thành viên công ty; ngược lại, thành viên chuyển nhượng cũng không mất đi tư cách thành viên dù đã thực hiện việc chuyển nhượng phần vốn góp.
Điều này thể hiện sự liên kết chặt chẽ của các thành viên trong công ty, vì khi việc tyếp nhận thành viên mới theo cách này, có thể phá vỡ sự liên kết về nhân thân giữa các thành viên.
Ba là, được tặng cho, được thừa kế phần vốn góp của thành viên công ty.
Khi một người được tặng cho hay được thừa kế phần vốn góp của thành viên công ty hợp danh sẽ trở thành thành viên công ty, nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận. Như vậy, việc được tặng cho hay thừa kế chưa làm phát sinh tư cách thành viên cho người được tặng cho hay người được thừa kế; mà chỉ khi được sự đồng ý của các thành viên công ty, tư cách thành viên công ty mới được xác lập (trừ thành viên góp vốn). Quy định này khiến việc hình thành tư cách thành viên công ty hợp danh chặt chẽ hơn công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn - loại hình mà sự liên kết giữa các thành viên không dựa vào nhân thân, mà dựa vào phần vốn góp của thành viên.
Bốn là, được nhận nợ bằng phần vốn góp vào công ty của thành viên công ty.
Cá nhân, tổ chức khi được nhận nợ bằng phần vốn góp của thành viên công ty hợp danh cũng có thể trở thành thành viên côngty, nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận.
Tuy nhiên, cũng giống như việc hình thành tư cách thành viên thông qua chuyển nhượng, được tặng cho hay được thừa kế phần vốn góp, việc nhận nợ bằng phần vốn góp chỉ làm phát sinh tư cách thành viên công ty hợp danh cho người nhận, nếu các thành viên công ty nhất trí để người nhận nợ trở thành thành viên công ty. Nếu không, người nhận nợ bằng phần vốn góp sẽ chào bán phần vốn góp đó cho các thành viên còn lại trong công ty theo giá thoả thuận để nhận lại khoản tyền mà mình đã cho thành viên công ty hợp danh vay.
Bài viết được thực hiện bởi Luật gia Nguyễn Thu Trang - Công ty Luật TNHH Everest
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
- Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: [email protected].
Bình luận