Ngoài các trường hợp chấm dứt hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự, hợp đồng bảo hiểm còn chấm dứt trong các trường hợp sau đây: 1. Bên mua bảo hiểm không còn quyền lợi có thể được bảo hiểm...
Hỏi: Gia đình tôi có làm mô hình VAC chăn nuôi vịt (500 con) và lò ấp trứng vịt lộn. Ngày đó cậu ruột tôi muốn vay ngân hàng 200.000.000đ, cậu đã thế chấp đất nhà cậu với trị giá là 600.000.000đ nhưng theo ngân hàng nói là muốn vay số tiền đó thì phải thế chấp 1 mô hình sản xuất kinh doanh cùng với miếng đất nhà cậu thì mới hợp lý hóa. Và cậu tôi đã nhờ và được sự đồng ý của bố mẹ tôi đối với mô hình VAC. Nhưng khi thế chấp mô hình nhà tôi thủ tục cần phải mua bảo hiểm, số tiền là 300.000đ (được 50.000.000đ). Để thủ tục nhanh hoàn tất cậu tôi mua khoản bảo hiểm đó và hàng tháng cậu tôi phải trả lãi ngân hàng. Khoảng 5 tháng sau thì bố tôi bị tai nạn đã tử vong. Lúc đó ngân hàng đã gọi mẹ tôi lên và thanh toán tiền bảo hiểm đó cho mẹ tôi. Nhưng họ trừ đi 10.000.000đ còn 40.000.000đ. Nhưng cậu tôi nói đó là tiền của cậu tôi được hưởng vì tiền đó là do cậu tôi vay và hàng tháng cậu trả lãi. Vậy tôi muốn hỏi số tiền bảo hiểm đó thuộc về ai? (Hữu Lộc - Ninh Bình)
- Điều 24 Luật kinh doanh bảo hiểm quy định về hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm:"1. Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này, doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại phí bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm, sau khi đã trừ các chi phí hợp lý có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm.2. Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này, bên mua bảo hiểm vẫn phải đóng đủ phí bảo hiểm đến thời điểm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm. Quy định này không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm con người.3. Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luật này, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra trong thời gian gia hạn đóng phí; bên mua bảo hiểm vẫn phải đóng phí bảo hiểm cho đến hết thời gian gia hạn theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Quy định này không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm con người.4. Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trong các trường hợp khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan".
Như vậy, khi bố bạn mất thì hợp đồng bảo hiểm sẽ chấm dứt theo quy định tại (Khoản 1 Điều 23 Luật kinh doanh bảo hiểm). Trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm sẽ kéo theo hậu quả pháp lý tại khoản 1 Điều 24 Luật này: doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại phí bảo hiểm cho bên mua bảo hiểmtương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm, sau khi đã trừ các chi phí hợp lý có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm.Vậy, với nội dung điều Luật thì bên mua bảo hiểm (bên trực tiếp ký hợp đồng bảo hiểm) sẽ là đối tượng được hoàn trả lại phí bảo hiểm. Nếu bố của bạn trực tiếp đứng tên trên hợp đồng bảo hiểm thì sẽ là đối tượng được hoàn trả khoản tiền trên.Tuy nhiên, bản chất của vụ việc trên là chấm dứt hợp đồng bảo hiểm và hoàn trả chi phí bảo hiểm tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng, nên nếu cậu của bạn bỏ tiền trả cho đơn vị bảo hiểm thì những người thuộc hàng thừa kế có trách nhiệm trả lại số tiền trên.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật dân sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận